Quá bức bối về việc mua hàng online mà suốt ngày bị bắt “inbox để báo giá”, cô gái đã có pha xử lý khiến chủ shop trở tay không kịp

BUN NGUYỄN| 26/04/2020 12:27
Theo dõi ICTVietnam trên

Điều khách hàng "không ưa" khi phải nhắn tin hỏi mới biết được giá, ngoài việc phiền phức, mất thời gian thì còn do tâm lý "ghét shop chảnh", và nghi ngờ sự minh bạch của shop. Để khắc phục điều này, 1 cô gái đã "nhanh nhảu" tiết lộ giá của shop dưới phần bình luận khiến hội "thượng đế" thả tim rần rần.

"Inbox nhé " - câu nói gây tụt mood mỗi khi muốn mua đồ mà gặp phải shop đồ nhất định không để công khai giá cả. Thường thì rơi vào trường hợp này, không ít bạn trẻ chọn cách lẳng lặng ra đi không lời từ biệt. Bởi ngoài tốn thời gian của đôi bên, inbox còn khiến khách hàng cảm thấy rất ngại vì lỡ hỏi mà ví tiền không đủ lại chẳng biết nói sao. Nên nếu thật sự không thích quá, chả mấy ai muốn nhắn tin xin giá.

Chủ shop online cứ bắt

Ảnh minh họa

Dù vậy, các shop vẫn kiên trì với phương châm vàng "bắt" khách inbox để tạo cảm giác tò mò với tâm lý "để giá công khai thì ai thèm mua?". Nhưng nhìn chung về lâu dài, các "thượng đế" ôm cục tức nên sinh chuyện. Mới đây, một đoạn giới thiệu sản phẩm của một fanpage bán hàng online được dân tình chia sẻ rộng rãi với hàng nghìn lượt bình luận xôn xao trên mạng xã hội.

Chẳng là, cũng như bao lần khác, "chủ thớt" comment hỏi giá và nhận được câu trả lời quen thuộc: "Bạn vui lòng check inbox giúp mình nhé." Nhưng thay vì giữ giá cho riêng mình, dưới phần bình luận, một cô gái có nickname H.H đã phản dame mạnh mẽ bằng cách... công khai mức tiền trên trang bán hàng online cho "toàn dân thiên hạ".

Chủ shop online cứ bắt

Thanh niên chơi chiêu lầy lội khiến chủ shop cũng phải chào thua còn dân mạng được phen thích thú. Ảnh chụp màn hình

Ngay sau khi đăng tải, bình luận của cô gái này đã thu hút hàng chục nghìn lượt like, chia sẻ của người dùng mạng. Câu chuyện nhanh chóng trở nên nổi rần rần và thu hút nhiều ý kiến trái chiều qua lại:

- "Ha ha. Trước cũng kiểu ức chế vụ này á, sao không công khai giá luôn mà cứ inbox, nhưng có vài đứa bạn cũng bán online á  hỏi chúng nó, chúng nó bảo là up kèm giá thì không ai mua. Trời đất, mình nghĩ bán bao nhiêu thì đưa thẳng giá ra, "thuận mua vừa bán" lại đỡ lòng vòng mất thời gian của nhau".

- "Cực kì dị ứng với mấy kiểu như vậy. Báo giá thôi mà chứ có gì đâu cứ phải inbox cho mệt nhỉ? Hay hàng kém chất lượng nên sợ phá giá phải inbox cho riêng tư?".

- "Nhiều lúc đang cao hứng muốn mua mà cứ inbox thế là mình bỏ qua hoặc ẩn luôn trang. Ngứa cả mắt! Thôi thì chịu khó ra tận nơi xem rồi mua vậy, chứ cái tầm này còn phải nhắn tin qua lại mệt mỏi lắm".

Tuy nhiên, số ít khác lại cho rằng: "Bán hàng người ta sẽ để giá công khai nếu sản phẩm đó độc quyền, chứ giá tung ra để bị dìm giá và hớt tay trên à? Inbox còn tư vấn cho khách nữa chứ đâu ai rảnh mà nhắn tin tào lao".

"Mình cũng là 1 người bán hàng online, đối với mình, bán hàng online cạnh tranh nhau rất nhiều, nếu bạn không đưa giá tốt, tư vấn thật thà (quan trọng lắm) và không có sản phẩm chất lượng thì dù khách có inbox thì khách cũng sẽ không đến với bạn đâu. Việc inbox theo mình có lợi cho cả khách và shop. Khách không bị lừa đảo, shop không bị cướp khách và có những hiểu lầm không đáng có".

Hiện câu chuyện này vẫn đang gây nhiều tranh luận, còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề phải inbox mới biết giá khi mua hàng online?

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Quá bức bối về việc mua hàng online mà suốt ngày bị bắt “inbox để báo giá”, cô gái đã có pha xử lý khiến chủ shop trở tay không kịp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO