Quốc gia không thể đơn độc bảo vệ mình trước tấn công mạng

Phạm Trung| 13/12/2017 16:40
Theo dõi ICTVietnam trên

12, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn lần thứ 2 của Liên minh bảo đảm an toàn không gian mạng vì sự phát triển chung (CAMP) do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) đồng tổ chức.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn lần thứ 2 của Liên minh bảo đảm an toàn không gian mạng vì sự phát triển chung.

Tham dự Diễn đàn có các đại biểu đến từ các nước Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Cambodia, Peru, Kosovo, Uganda, Sierra Leone, Mông Cổ, Mauritius và Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định, ngày nay, không một quốc gia nào có thể đơn độc bảo vệ mình trước các cuộc tấn công mạng. Trong năm 2017, gần 200 quốc gia đã bị tác động mạnh mẽ bởi tấn công của mã độc WannaCry, Petya…

Dự đoán tình hình an toàn thông tin mạng trong năm 2018 sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, các cuộc tấn công mạng của tin tặc sẽ sử dụng các công nghệ thông minh hơn, tinh vi hơn và đặc biệt nguy hiểm với các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các hạ tầng trọng yếu quốc gia.

Tại Diễn đàn khu vực CAMP lần thứ 2 này, các đại biểu cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thảo luận hiệu quả về các vấn đề khu vực và toàn cầu, về chiến lược, chính sách, pháp luật về an toàn không gian mạng quốc gia; các cơ chế chia sẻ thông tin tin cậy, các phương thức tổ chức và điều hành hoạt động của các CERT/CSIRT hiệu quả; các hoạt động điều phối, giám sát, ứng cứu, các biện pháp ứng phó với các loại mối đe dọa mới cũng như cùng nhau trao đổi về các chuẩn mực an toàn không gian mạng.

Bà Lee Miyeon, Đặc sứ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên Diễn đàn khu vực CAMP được tổ chức tại khu vực ASEAN, là bước ngoặt quan trọng trong hợp tác an ninh mạng giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Bà Lee Miyeon khẳng định, hợp tác CAMP giữa Hàn Quốc – ASEAN cần chú trọng xây dựng các quy định về không gian mạng nhằm duy trì hòa bình trên không gian mạng.

Phát triển CNTT bên cạnh việc mang lại những tiềm năng vô hạn cũng mang đến không ít thách thức, đe dọa. Những mối đe dọa này sẽ càng lớn hơn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Do đó, bảo vệ dữ liệu, mạng lưới trở thành thiết yếu nhằm bảo đảm sự phồn vinh. CAMP là nền tảng niềm tin giữa các quốc gia thành viên để chia sẻ các thông tin đe dọa, đối phó với các mối nguy hiểm, trở thành bước khởi đầu cho sự phồn vinh lâu dài.

Liên minh bảo đảm an toàn không gian mạng vì sự phát triển chung (CAMP) là liên minh do chính phủ Hàn Quốc khởi xướng thành lập năm 2016 với mục tiêu đạt được các lợi ích bền vững, là nền tảng để các thành viên tự chuẩn bị và cùng phối hợp để bảo đảm an toàn cho không gian mạng. CAMP có 47 thành viên đến từ 35 quốc gia.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
Đừng bỏ lỡ
Quốc gia không thể đơn độc bảo vệ mình trước tấn công mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO