Ra mắt bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Minh Trí| 29/05/2020 16:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2020, Nhà xuất bản (NXB) Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.

Ra mắt bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Minh Châu - Ảnh 1.

Ưu đãi dành cho bạn đọc: Chiết khấu 40% khi mua trọn bộ

Chiến tranh luôn là phép thử đối với nhân cách một con người và những nhân vật thiếu nhi ở đây chính là linh hồn của tác phẩm này. Hình ảnh các em - những chiến sĩ nhỏ tuổi lớn lên từ một vùng quê bị bom đạn giày xéo nhưng đã bản lĩnh, kiên cường đứng lên chống quân xâm lược. Sự kiên cường, gan dạ của các em đã góp phần làm nên sức mạnh lớn lao của một dân tộc. Đó cũng chính là vẻ đẹp của thiếu nhi Việt Nam thời kỳ chiến tranh trong tiểu thuyết của Nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Xuyên suốt Bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi này là câu chuyện kể về cuộc đời của chú bé Nến, bố mẹ bị giặc giết hại, chú đi lưu lạc khắp nơi, về quê cũ, bị địch bắt đi phu, bắt ra đảo hoang… Nhưng trong hoàn cảnh nào chú vẫn giữ được tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc. Trong “Từ giã tuổi thơ”, cũng là tập mở đầu câu chuyện đã giới thiệu về quê hương và gia đình chú bé Nến.

Bé Nến lớn lên ở làng Tri Lai, gọi tắt là phố Trũi, trong một ngôi nhà lá nhỏ bé. Trước cách mạng Tháng Tám, bố làm giao thông cho cơ quan Việt Minh bí mật, sau bị giặc giết hại. Bé Nến sống cùng mẹ và hàng ngày hay chơi cùng những người bạn: The, Gắm, Tiết... Các bé tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã bộc lộ phẩm chất yêu nước. Bé Nến lúc nào cũng muốn xung phong vào bộ đội, có lần bé còn giảng cho u mình nghe về việc bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta trong 80 năm như thế nào. Cô bé The hàng ngày vẫn thay bố gác máy bay cho dân làng khi bố đi hoạt động cách mạng. Rồi bé Tiết lúc nào cũng luyện gồng, lấy cánh cửa trường học về tập, rồi còn cùng nhau tập chạy, tập bò, tập lăn… với hy vọng một ngày sẽ được ra trận chiến đấu.

Cho đến một lần các em phát hiện ngoài bãi Đồng Ma có gián điệp. Nến và Gắm đã quyết tâm bám theo, theo dõi không sót một cử chỉ nào, và phát hiện ra tên gián điệp sắp đặt mìn phá kho vũ khí của bộ đội. Các em đã tổ chức một trận truy kích với ý định bắt sống tên gián điệp. Ý tưởng táo bạo của các em đã được các chú bộ đội giúp sức, tên gián điệp bị bắt... Cho đến ngày khai trường phố Trũi bị giặc ném bom, mẹ bé Nến chưa kịp đi tản cư thì đã mất do trúng bom địch. Nến trở thành đứa trẻ mồ côi: “Tôi đã nhịn ăn hai ngày. Bữa cơm đầu tiên trong đời tôi không có u. Tôi phải ăn miếng cơm của nhà người ta…”. Từ đây bé Nến càng có ý thức hơn về lòng căm thù giặc. Chính quân giặc đã giết chết mẹ chú bé, cướp ngôi trường học, đốt phá xóm làng.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Ông quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn từ năm 1954. Trong hơn ba mươi năm cầm bút ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Cửa sông (1966), Những vùng trời khác nhau (1970), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985)… Đặc biệt tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa ông lên vị trí những nhà văn tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1980 trở đi ông bắt đầu khuynh hướng đổi mới trong văn học nghệ thuật thời kỳ sau chiến tranh.

Nói đến những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu viết cho thiếu nhi, ta nhớ ngay tới bộ ba tiểu thuyết: Từ giã tuổi thơ (1972), Những ngày lưu lạc (1981), Đảo đá kỳ lạ (1983). Đây là những sáng tác viết cho thiếu nhi về đề tài lịch sử, kháng chiến. Các em nhỏ hầu hết tuổi đời chỉ 13, 14, 15 nhưng đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng, sớm bộc lộ tư tưởng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Sự kiên cường, gan dạ của chính những chiến sĩ nhỏ tuổi này đã góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Minh Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO