Xây dựng hệ thống đô thị thông minh (ĐTTM)
Cách tiếp cận có hệ thống đề xuất được dựa trên cơ sở kinh nghiệm ứng dụng cách tiếp cận có hệ thống đang được IEC phát triển; lưu ý rằng tổ chức này hiện có 173 nước tham gia và Việt Nam là thành viên liên kết từ năm 2002 [1]. Cách tiếp cận hệ thống của IEC được sử dụng bởi các Ủy ban hệ thống (SyC) để tiêu chuẩn hóa những hệ thống số như Smart Cities (ĐTTM), Active Assisted Living (hỗ trợ những người có khả năng bị hạn chế, gồm cả người cao tuổi), Smart Energy (năng lượng thông minh), Smart Homes (nhà ở thông minh, hiện đang có kế hoạch xây dựng) và Smart Manufacturing (sản xuất thông minh).
Với mọi hệ thống số này đều đã thiết lập bộ thuật ngữ ứng dụng thống nhất, các nguyên lý, các thỏa thuận, các thành phần, các mối liên hệ, tính quan sát được, đo đếm được... Cách tiếp cận hệ thống của IEC được bảo đảm bằng những khuyến cáo, thủ thuật và ví dụ để cho các chuyên gia trong những tình huống như nhau sẽ ra các quyết định tương tự giống nhau và có thể đem lại những đổi mới trong lĩnh vực hoạt động đó.
Các tiêu chuẩn cho ĐTTM được phát triển bởi Ủy ban hệ thống IEC về ĐTTM (IEC SyC Smart Cities):
- Tiêu chuẩn IEC 61388 “Smart Cities Reference Architecture Methodology” (SCRAM)
- Tiêu chuẩn IEC 63205 “Smart Cities Reference Architecture” (SCRA)
- Tài liệu “Smart Cities Implementation Manual” (SCIM)
- Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tham chiếu của đô thị thông minh
Tiêu chuẩn IEC 61388 “Smart Cities Reference Architecture Methodology” xác định phương pháp luận chung để xây dựng kiến trúc tham chiếu của các ĐTTM, như những hệ thống số kết hợp sự đa dạng (đặc thù riêng) và sự thống nhất (chung cho tất cả). Tiêu chuẩn này sử dụng tổ hợp của hai mẫu hình (pattern) đã biết.
Mẫu hình đầu tiên “Kiến trúc tham chiếu” (Hình 3) giải thích vai trò của kiến trúc tham chiếu như là bản mẫu đối với những kiến trúc của các hệ thống số cụ thể (tức là ĐTTM cụ thể).
Mẫu hình thứ hai “Nền tảng chung cho những giải pháp đặc thù” (Hình 4) giải thích cách mà có thể đơn giản hóa có lợi về kinh tế để xây dựng sự đa dạng của những giải pháp độc đáo khác nhau. Logic ở trong cơ sở của mẫu hình này là khá đơn giản: thay vì phát triển các ứng dụng IT truyền thống vốn chứa nhiều chức năng chồng chéo, mọi chức năng chung được gộp vào nền tảng, và những giải pháp IT được xây dựng trên nền tảng này sẽ có những chức năng đặc thù.
Hai mô thức này cùng hoạt động song hành như sau:
1. Đối với lĩnh vực đối tượng nào đó sẽ phát triển được kiến trúc tham chiếu.
2. Trên cơ sở kiến trúc tham chiếu này sẽ tạo lập được phương án ban đầu tối thiểu của nền tảng số chung có thể nhân bản được (các thành phần của nền tảng, thường là những sản phẩm IT có sẵn mà chủ yếu là dựa trên mã nguồn mở).
3. Nền tảng số chung có thể nhân bản được (đúng hơn là bản sao riêng lẻ của nó) sẽ được sử dụng trong một số dự án khác nhau về ĐTTM (mỗi đô thị có thể điều chỉnh nền tảng phù hợp với những nhu cầu của mình).
Trong tiến trình của các dự án như vậy, có sự phát triển không ngừng về chức năng của nền tảng số chung có thể nhân bản được.
Hai mô thức này cùng hoạt động song hành như sau:
1. Đối với lĩnh vực đối tượng nào đó sẽ phát triển được kiến trúc tham chiếu.
2. Trên cơ sở kiến trúc tham chiếu này sẽ tạo lập được phương án ban đầu tối thiểu của nền tảng số chung có thể nhân bản được (các thành phần của nền tảng, thường là những sản phẩm IT có sẵn mà chủ yếu là dựa trên mã nguồn mở).
3. Nền tảng số chung có thể nhân bản được (đúng hơn là bản sao riêng lẻ của nó) sẽ được sử dụng trong một số dự án khác nhau về ĐTTM (mỗi đô thị có thể điều chỉnh nền tảng phù hợp với những nhu cầu của mình).
Trong tiến trình của các dự án như vậy, có sự phát triển không ngừng về chức năng của nền tảng số chung có thể nhân bản được.
Sự hiện diện của nền tảng số chung có thể nhân bản được không có nghĩa là mọi đô thị thông minh sẽ sử dụng cùng một bản sao (cài đặt) của nền tảng này. Ngược lại, mỗi đô thị thông minh sẽ có bản sao (cài đặt) riêng của của nền tảng số chung có thể nhân bản được mà vốn sẽ được phát triển dựa trên các điều kiện của đô thị và đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của đô thị đó.
Định hướng tới nền tảng không yêu cầu phải xây dựng trước một phiên bản lý tưởng của nền tảng số chung có thể nhân bản được. Nền tảng số chung có thể nhân bản được sẽ được tạo ra dần dần từng bước, bắt đầu từ phiên bản sản phẩm hữu dụng tối thiểu (Minimum Viable Product hay MVP).
Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tham chiếu SCRAM sử dụng các nguyên lý kiến trúc đã biết [2]:
- Bất kể kiến trúc nào cũng được mô tả bởi một bộ nhất quán các mô hình kiến trúc (architecture models), vốn phản ánh kiến trúc này từ những quan điểm kiến trúc khác nhau (architecture views).
- Mô hình kiến trúc được xác định thông qua bản mẫu kiến trúc (architecture model-kind).
- Quan điểm kiến trúc được xác định thông qua phép chiếu kiến trúc (architecture viewpoints).
Ở thời điểm hiện nay, phương pháp luận SCRAM sử dụng 11 phép chiếu kiến trúc và 100+ bản mẫu kiến trúc và danh mục còn được mở rộng. Đồng thời, không cần thiết phải xây dựng danh mục tuyệt đối lý tưởng, bởi vì phương pháp luận cho phép bổ sung nhiều phép chiếu kiến trúc và bản mẫu kiến trúc mới tùy theo nhu cầu. Nguồn bổ sung chính - đó là những yêu cầu “kỳ lạ” của khách hàng đối với các triển vọng bất thường (Hình 5 phần bên phải). Yêu cầu chính yếu - đó là mọi mô hình kiến trúc được tạo lập phải là nhất quán hỗ tương.
Kiến trúc tham chiếu đô thị thông minh SCRA
Tiêu chuẩn IEC 62305 “Smart Cities Reference Architecture” (SCRA) ở thời điểm hiện tại đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Hình 6 chỉ là một trong nhiều mô hình kiến trúc SCRA, vốn chỉ ra rằng nền tảng số chung có thể nhân bản được về bản chất là “chòm sao” các nền tảng, vốn có một số cấp độ (phổ quát, chung cho đô thị và đặc thù). Về lý tưởng thì các thành phần của nền tảng là những sản phẩm IT có sẵn. Từ quan điểm này thì “ĐTTM” được biểu diễn như là một tập hợp các nền tảng được tiêu chuẩn hóa và những giải pháp đặc thù, được xây dựng dựa trên cơ sở của chúng.
Chỉ dẫn xây dựng ĐTTM SCIM
Đội ngũ xây dựng ĐTTM sẽ tiến hành (sử dụng SCRAM và SCRA) phân tích những đặc điểm và nhu cầu của ĐTTM này để tạo lập phương án kiến trúc của mình xuất phát từ SCRA.
Khi có nhu cầu một phát triển đặc thù cho đô thị cụ thể thì sẽ đòi hỏi những công tác kiến trúc bổ sung để phân tách một thành phần chức năng phức tạp thành những thành phần chức năng đơn giản hơn mà vốn chúng có thể hiện thực hóa được bởi những nỗ lực của một start-up (như là thành viên của hệ sinh thái đối tác - các startup, các công ty IT tại chỗ và các khổng lồ IT quốc tế).
Như đã được chỉ ra trên Hình 8, những kết quả công việc của các startup - đó là những modul phần cứng - phần mềm (bên phải hình), hiện thực hóa những thành phần chức năng (bên trái hình) và sử dụng nền tảng chung. Việc lãnh đạo các quá trình phân tách, tạo lập, kiểm soát và lắp ráp được thực hiện bởi lực lượng quản lý, quản trị kỹ thuật và kiến trúc.
Cách tiếp cận module hóa như vậy để triển khai nhiều ĐTTM có thể tạo ra những thị trường mới về các modules và dịch vụ phần cứng - phần mềm. Có thể đề xuất được rằng, việc tạo ra bất kỳ module nào có thể được tài trợ bởi các nhà đầu tư, nhà nước, các startup và thậm chí bởi các cư dân của đô thị theo nguyên tắc tham gia cổ phần. Việc mua sắm và sử dụng các module bởi những đô thị nào đấy có thể được tổ chức theo các thỏa thuận bồi hoàn khác nhau, bao gồm cả việc “thanh toán theo mức độ sử dụng”. Đối với thị trường như thế có thể đưa vào tiền tệ “cục bộ” của mình.
Cách tiếp cận hệ thống của IEC (được phản ánh trong SCRAM và SCRA) cần phải được mở rộng “theo chiều sâu” và “theo diện rộng”. Mở rộng “theo chiều sâu” sẽ bao trùm toàn bộ vòng đời của các hệ thống số.
Việc mở rộng “theo diện rộng” sẽ bao trùm đặc thù của đô thị thông minh, bao gồm: Kinh tế Số; Y tế Số; Quản lý nhà nước Số; Luật pháp Số; Tòa nhà thông minh; Nhà ở thông minh.
Ở mức hệ thống thì SCRAM khá phổ quát, song cần sẽ phải ứng dụng phương pháp luận này ở một số lĩnh vực ứng dụng khác.
Cấu trúc tổ chức của dự án ĐTTM ở hai đô thị (có thể mở rộng cho chuỗi đô thị)
Để thực hiện dự án cần sử dụng cấu trúc tổ chức đề xuất như Hình 9, vốn là hỗn hợp của các cơ quan lâm thời và thường trực điều hành mà cần phải được thành lập trong cấu trúc tổ chức hiện hành. Những cấu trúc lâm thời là cần thiết cho việc tổ chức công tác ban đầu và chuyển giao kinh nghiệm để các đô thị tự mình chuyển đổi mình thành những ĐTTM. Trung tâm kiến trúc CĐS khu vực (TT CĐS KV) hỗ trợ các cơ quan thực hiện công việc chính. Việc hỗ trợ của TT CĐS KV là mang tính thời điểm và bao gồm việc cung cấp hỗ trợ chuyên gia không hiện diện tại chỗ và huấn luyện, đào tạo.
CĐS tổ chức, doanh nghiệp trong không gian kinh tế chuỗi ĐTTM
Mô tả tiến trình CĐS các tổ chức, doanh nghiệp (DN) được mô tả trong Hình 10 chỉ trình bày cơ sở của công cuộc chuyển đổi. Nếu như trước đây các tổ chức, DN hàm chứa trong mình nhiều chức năng chính và bổ trợ, thì giờ đây tổ chức, DN chỉ có những chức năng được coi là tiên tiến và độc đáo trên thị trường. Nói cách khác, tổ chức, DN và cộng sự của họ chỉ làm những việc chính “của mình”. Các chức năng còn lại cần thiết cho hoạt động bình thường (bộ phận nhân sự, IT, mua sắm, bán hàng, logistics...) sẽ nhận được từ thị trường hoặc từ các đối tác kinh doanh.
Dễ hiểu rằng, tổ chức, DN hiện hành (bên trái hình minh họa) không thể nhanh chóng chuyển thành tổ chức, DN số được (bên phải hình minh họa). Như vậy việc thành lập tổ chức, doanh nghiệp số mới là đơn giản hơn rất nhiều.
CĐS hệ sinh thái - kinh doanh trong không gian kinh tế chuỗi ĐTTM
Do hệ sinh thái - kinh doanh phải có khả năng nhân bản và mở rộng quy mô rất đơn giản, nên hệ sinh thái phải đồng thời bảo toàn được các năng lực kinh doanh, tác nghiệp và mở rộng liên tục hệ sinh thái. Hệ sinh thái như vậy bao gồm trung tâm chuyên biệt hóa, các trung tâm khu vực và các đại diện tại chỗ.
Mọi thành phần của hệ sinh thái - kinh doanh được xây dựng theo nguyên lý các tổ chức, DN số theo chuyên môn hóa và trợ giúp lẫn nhau trên cơ sở hợp đồng - dự án. Các đại diện tại chỗ là các startup và các SME, và các trung tâm còn lại sẽ hỗ trợ họ bằng phương pháp luận, công tác chuyên gia, các dịch vụ, tài chính... Nền tảng của hệ sinh thái - kinh doanh là hệ sinh thái - tập đoàn tự hình thành.
Bộ khởi phát hệ sinh thái - kinh doanh trong không gian kinh tế chuỗi đô thị thông minh
Mọi hệ sinh thái - kinh doanh như vậy được tạo lập theo bản mẫu chung và sử dụng - được bao nhiêu tùy theo nhu cầu - các phục vụ chung của bộ khởi phát các hệ sinh thái - kinh doanh. Chức năng cơ bản của bộ khởi phát hệ sinh thái - kinh doanh là thủ tục tạo lập hệ sinh thái - kinh doanh mới, rồi từ đó xây dựng kế tiếp cả hệ sinh thái - kinh doanh.
Bộ khởi phát hệ sinh thái - kinh doanh tương tác với những cơ quan khác nhau của chuỗi ĐTTM: Các hiệp hội ngành (mà trước tiên là Hiệp hội Tài chính và Hiệp hội CĐS), Ngân hàng của các ĐTTM.
Chẳng hạn, hiệp hội nào đó của các ĐTTM trong chuỗi đã phát triển được sản phẩm độc đáo mà vốn đáp ứng được nhu cầu (có thể với một số chỉnh sửa) tại mỗi ĐTTM. Bộ khởi phát hệ sinh thái - kinh doanh sẽ thành lập tập đoàn cho hệ sinh thái - kinh doanh mới trên cơ sở sản phẩm như vậy, tức là chủ sản phẩm chuyểngiao cho tập đoàn những quyền nào đó với sản phẩm này cho thời hạn nào đó. Ban đầu sản phẩm đó chỉ được sản xuất trong 1-2 ĐTTM, sau đó sẽ đi ra thị trường một số ĐTTM với việc cài đặt tại chỗ và dịch vụ tại chỗ, có thể với sự bản địa hóa cũng như sản xuất tại chỗ. Tức là hệ sinh thái - kinh doanh được tạo lập và phát triển. Nếu thấy cần thiết, chủ sản phẩm của sản phẩm này có thể tạo ra bản sao của mình trong hệ sinh thái – kinh doanh đó hoặc chuyển cho tập đoàn.
Bộ khởi tạo các hệ sinh thái - kinh doanh về bản chất là hệ sinh thái - tập đoàn tự hình thành. Bộ khởi tạo hệ sinh thái - kinh doanh có thể tạo ra các tập đoàn và các hệ sinh thái - kinh doanh của mình để làm công tác thiết kế cấu trúc chủ động.
Việc đầu tư vào các hệ sinh thái - tập đoàn tự tổ chức về bản chất là một cơ hội độc đáo để lưu giữ tiền, mà chúng sẽ được chuyển vào khu vực thực của nền kinh tế và được giám sát bởi các hiệp hội lĩnh vực cụ thể của chuỗi đô thị thông minh.
Lộ trình thực hiện sáng kiến
Thành lập Hiệp hội ĐTTM quốc gia
Ban đầu, TP. Hồ Chí Minh cần chủ đạo lập Hiệp hội ĐTTM quốc gia, bao gồm một số đô thị hạt nhân chính thông qua Thỏa ước hợp tác có tính nguyên tắc về không gian kinh tế nhờ CĐS có hệ thống. Những hạt nhân ban đầu có thể nên là đô thị tiêu biểu thuộc TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Cơ quan điều phối của Hiệp hội là Ủy ban chuỗi đô thị thông minh cơ cấu gọn nhẹ, bao gồm đại diện các ĐTTM tương ứng, ngoài nhiệm vụ quản lý, quản trị hướng mục tiêu của Hiệp hội còn có nghĩa vụ hướng dẫn cho đô thị tiêu biểu tại địa phương tương ứng lập ra Hội ĐTTM địa phương. Thỏa ước hợp tác được điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình. Cơ cấu tổ chức
và nhiệm vụ của Ủy ban chuỗi ĐTTM cũng được điều chỉnh định kỳ tương ứng với Thỏa thuận hợp tác. Ủy ban chuỗi ĐTTM có trách nhiệm hướng dẫn Hội đô thị thông minh lập Ủy ban ĐTTM tương ứng và lập ra các Trung tâm Kiến trúc CĐS khu vực.
Giai đoạn hai của Hiệp hội, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác, là mở rộng kết nạp dần dần thêm các đô thị hạt nhân của các địa phương khác theo nguyên tắc về quy mô, vị trí chiến lược gần biển và cân đối phát triển vùng miền trong cả nước - cho tới khi độ phủ bao trùm mọi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tương ứng thì các cơ quan điều phối và thực thi cũng sẽ được thành lập.
Thời gian hoàn tất việc lập Hiệp hội và Hội ĐTTM là không quá 02 năm. Nhiệm kỳ của Hiệp hội ĐTTM quốc gia là 02 năm với việc thay đổi Tổng thư ký thường trực, trong đó TP. Hồ Chí Minh là Chủ tịch không ít hơn 03 nhiệm kỳ.
Thành lập Liên hiệp các Hội đô thị thông minh quốc tế
Song song với việc lập Hiệp hội ĐTTM quốc gia, ban đầu, TP. Hồ Chí Minh với tư cách Chủ tịch Hiệp hội ĐTTM Việt Nam, cần chủ đạo lập Liên hiệp các Hội ĐTTM quốc tế, bao gồm một số đô thị hạt nhân chính thông qua Thỏa ước hợp tác quốc tế có tính nguyên tắc về không gian kinh tế nhờ CĐS có hệ thống. Những hạt nhân ban đầu có thể nên là đô thị tiêu biểu của Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh), Phillippine, Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan, với ưu tiên là các đô thị có quan hệ kết nghĩa hợp tác hữu nghị với TP. HCM.
Cơ quan điều phối của Hiệp hội là Ủy ban chuỗi ĐTTM quốc tế, bao gồm đại diện các đô thị thông minh tương ứng, ngoài nhiệm vụ quản lý, quản trị hướng mục tiêu của Liên hiệp hội còn có nghĩa vụ hướng dẫn cho đô thị tiêu biểu tại từng quốc gia tương ứng lập ra Hiệp hội ĐTTM quốc gia và địa phương ở tại. Thỏa ước hợp tác quốc tế được điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ủy ban chuỗi ĐTTM cũng được điều chỉnh định kỳ tương ứng với Thỏa thuận hợp tác. Ủy ban chuỗi ĐTTM quốc tế có trách nhiệm hướng dẫn Hiệp hội đô thị thông minh các quốc gia lập Ủy ban ĐTTM quốc gia tương ứng và lập ra các Trung tâm Kiến trúc CĐS khu vực.
Giai đoạn hai của Liên hiệp hội, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác quốc tế, là mở rộng kết nạp thêm các đô thị hạt nhân của các quốc gia khác theo nguyên tắc về kết nghĩa hiện hữu với TP. Hồ Chí Minh, quy mô, vị trí chiến lược gần biển và cân đối phát triển trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEM, APEC... và các quốc gia đối tác lớn, đối tác chiến lược/toàn diện của Việt Nam – cho tới khi độ phủ bao trùm đủ mức. Tương ứng thì các cơ quan điều phối và thực thi cũng sẽ được thành lập.
Nhiệm kỳ của Liên Hiệp hội đô thị thông minh quốc tế là 02 năm với việc thay đổi Tổng thư ký thường trực, trong đó TP. Hồ Chí Minh là Chủ tịch không ít hơn 03 nhiệm kỳ.
Triển khai sáng kiến không gian kinh tế chuỗi ĐTTM quốc gia và quốc tế thông qua chuyển đổi số có hệ thống
Song song với “vệt dầu loang” của việc ra đời và mở rộng Hiệp hội ĐTTM quốc gia và Liên hiệp hội ĐTTM quốc tế thì các cơ quan điều phối (Ủy ban ĐTTM, Cơ quan điều phối xây dựng ĐTTMh) và các cơ quan điều hành (Trung tâm kiến trúc CĐS khu vực, Cơ quan quản lý, quản trị ĐTTM,...) sẽ bắt tay vào việc triển khai xây dựng ĐTTM theo các nội dung đã được trình bày ở các phần trên trong sự hợp tác và thống nhất nhất quán có điều phối vừa chặt chẽ về kiến trúc vừa linh hoạt theo đặc thù của mỗi địa phương, quốc gia.
Kết luận và khuyến nghị
Theo tính toán sơ bộ thì nếu làm tốt việc thực hiện sáng kiến Không gian kinh tế chuỗi ĐTTM thì GDP của mỗi ĐTTM trong Hội, Hiệp hội và Liên hiệp hội sẽ tăng ít nhất 2 lần trong vòng 03 nhiệm kỳ đầu tiên (06 năm). Riêng các đô thị hạt nhân thì GDP có thể tăng trưởng cao hơn và quan trọng nhất: dòng đầu tư có thể tăng ít nhất 5 lần so với hiện hành. TP. Hồ Chí Minh như là chủ đạo dẫn dắt có thể tăng tốc bứt phá về GDP lên khoảng 10 lần, năng lực xuất khẩu tăng khoảng 15-18 lần và thu hút đầu tư có thể tăng lên 25-30 lần trong khoảng 6-8 năm.
Đây là những con số hoàn toàn không viễn tưởng xa rời thực tiễn, nếu chúng ta nhớ rằng bí quyết cốt lõi và tiềm năng của CĐS có hệ thống là mức nhân bản được có lên tới khoảng 50 - 60 lần hoặc hàng trăm, hàng ngàn lần. Có thể lựa chọn ưu tiên phát triển theo ngành mà TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam có lợi thế mà quốc tế nhiều quan tâm để triển khai trước trong không gian kinh tế chuỗi ĐTTM nhằm bứt phá nhanh hơn.
Các Khuyến nghị
1. Chính quyền TP. Hồ Chí Minh nên tiến hành lập Tổ công tác chuyên gia gọn nhẹ (không quá 15 chuyên gia đa ngành) để làm rõ sáng kiến đã nêu, bao gồm 03 tiểu ban: kỹ thuật, pháp lý - liên ngành và đối ngoại - hợp tác. Thời gian để hoàn tất khung chi tiết của mọi sản phẩm của sáng kiến là không quá 03 tháng.
2. Song song, chính quyền TP. Hồ Chí Minh nên duy trì Nhóm tư vấn, tham vấn quốc tế độc lập (không quá 7 chuyên gia hàng đầu thế giới) cho các công việc dài hạn.
3. Chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần có quyết tâm chính trị cao, thể hiện ở việc sẵn sàng phê duyệt, ban hành mọi chiến lược, kiến trúc, mô hình, lộ trình, kế hoạch hữu ích khả thi của sáng kiến trong khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động triển khai nhanh chóng cho các cơ quan trực thuộc Hội, Liên hiệp Hội ĐTTM (mà mình là chủ tịch ít nhất 03 nhiệm kỳ) và các cơ quan chính quyền hữu quan (của TP. Hồ Chí Minh) khác trong công tác phối hợp, hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
[1]. https://www.iec.ch/national-committees
[2]. ISO/IEC/IEEE 42010:2011
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 9 tháng 9/2021)