Sao lưu từ đám mây sang đám mây là gì?

Anh Học| 09/10/2019 11:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Sao lưu từ đám mây sang đám mây (C2C) đang ngày càng phổ biến, điều đó có nghĩa là gì và có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn nếu điều tồi tệ nhất xảy ra?

Multi cloud illustration on a blue and orange coloured background, with real cloud images overlaid

Hầu hết các doanh nghiệp hiểu tầm quan trọng của việc có một chiến lược sao lưu mạnh mẽ thay thế cho dữ liệu tại chỗ của họ, nhưng khi nhiều công ty chuyển sang đám mây, một số hiểu lầm đã bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào hoạt động sao lưu dữ liệu trong môi trường đám mây.

Loại sao lưu đang ngày càng phổ biến là sao lưu trên nền tảng đám mây (hoặc sao lưu C2C). Ở mức cơ bản, đây là nơi dữ liệu được lưu trữ trên một dịch vụ đám mây được sao chép sang đám mây khác.

Nhưng nếu dữ liệu công ty được lưu trữ trong một đám mây, tại sao dữ liệu đó cần được sao lưu sang đám mây khác?

Nhiều người cho rằng họ đã không để mất dữ liệu nếu họ sử dụng phần mềm làm nền tảng dịch vụ (SaaS) như Microsoft Office 365 hoặc Google Drive. Nhưng mặc dù các nền tảng này có các giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu trên đám mây, chúng chỉ được thiết kế để bảo vệ chống lại tổn thất về phía họ.

Trên thực tế, 58% những người quản lý trong lĩnh vực CNTT đã báo cáo một số dạng mất dữ liệu thông qua SaaS trong khoảng thời gian 12 tháng, theo một cuộc khảo sát rộng rãi từ Spanning.

Vậy làm thế nào để việc sao lưu đám mây giải quyết vấn đề này? Ở đây, chúng tôi sẽ giải thích rõ việc sao lưu C2C là gì và điều này có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn.

Sao lưu từ đám mây sang đám mây nghĩa là gì?

Như cái tên của nó, sao lưu từ đám mây sang đám mây có nghĩa là dữ liệu trong đám mây được sao lưu sang đám mây khác, thay vì phương thức sao lưu tại chỗ như sao lưu băng đĩa. Nó đôi khi còn được gọi là sao lưu SaaS (sao lưu bằng dịch vụ phần mềm).

Nó bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây bằng cách giữ một bản sao trùng lặp trong một đám mây riêng biệt.

Một điểm cần phân biệt ở đây là sao lưu và lưu trữ. Khi tìm kiếm một giải pháp sao lưu C2C, đó phải là một giải pháp để sao lưu dữ liệu chứ không phải là lưu trữ nó. Một bản sao lưu tồn tại cho mục đích rõ ràng là làm cho dữ liệu có sẵn và có thể phục hồi trong trường hợp bản gốc không thể truy cập được.

Nhưng một kho lưu trữ tồn tại để đáp ứng nhu cầu tuân thủ hoặc chính sách nội bộ và được thiết kế để phục hồi dữ liệu. Hầu hết các hệ thống lưu trữ đều có thể khôi phục nhanh chóng dữ liệu bị mất trong quá trình sản xuất nhưng lại không có chức năng cần thiết để tự động khôi phục chính xác.

Sao lưu C2C giúp doanh nghiệp như thế nào?

Giống như các phương pháp sao lưu tại chỗ, sao lưu C2C mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách lưu trữ dữ liệu ở nhiều vị trí, cho phép khôi phục dữ liệu dễ dàng trong trường hợp bị tấn công mạng, vô tình bị xóa, hỏng dữ liệu hoặc các sự cố khác.

Nhiều ứng dụng chạy trên đám mây đã được nhà cung cấp bảo vệ khỏi mất dữ liệu từ phía họ. Nhưng có một giả định phổ biến rằng các nhà cung cấp SaaS như G Suite của Google và Microsoft Office 365 đã sao lưu hết tất cả các dữ liệu.

Mặc dù nhiều nhà cung cấp đang cố gắng bảo vệ dữ liệu trên đám mây để không gặp các vấn đề chẳng hạn như hỏng đĩa hoặc thiên tai, họ vẫn có thể sao lưu và phục hồi dữ liệu nếu có vấn đề xảy ra từ phía bạn.

Nếu một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại xóa các tệp của bạn hoặc nếu chúng bị nhân viên vô tình hoặc cố tình xóa thì rất khó để khôi phục dữ liệu. Bản sao lưu đám mây một chiều có thể được sử dụng để giúp các doanh nghiệp có thêm một lớp bảo vệ, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra.

Ưu và nhược điểm của sao lưu từ đám mây sang đám mây

Lợi ích chính của sao lưu từ đám mây sang đám mây là chi phí. Do không có khoản đầu tư nào vào cơ sở hạ tầng sao lưu tại chỗ, nên sao lưu C2C có thể được thiết lập nhanh chóng và không tốn kém. Điều này cũng được áp dụng trong dài hạn; lưu trữ đám mây có thể được thêm hoặc lấy đi nhanh chóng khi nhu cầu kinh doanh phát triển và chi phí được dự đoán theo từng tháng.

Tuy nhiên, như với nhiều dịch vụ đám mây, điều này cũng có thể dẫn đến lãng phí, với dữ liệu không cần thiết chiếm một lượng lớn không gian lưu trữ và tăng chi phí hàng tháng.

Do tính chất của sao lưu C2C, tính khả dụng là một lợi thế lớn. Các bản sao lưu dữ liệu trong đám mây có thể được truy cập từ bất cứ đâu, vì vậy đội ngũ CNTT không nên đến một vị trí thực tế để khôi phục dữ liệu kinh doanh nếu có sự cố.

C2C vẫn là một thị trường tương đối mới và hầu hết các nhà cung cấp hiện đang cung cấp dịch vụ sao lưu trên nền tảng đám mây và họ cũng tự quản lý việc sao lưu và quản lý hàng ngày. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho các tổ chức không có các chuyên gia nội bộ riêng của họ để làm điều này. Nhưng các doanh nghiệp lớn hơn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tự quản lý sao lưu C2C hoặc thậm chí giữ sao lưu tại chỗ.

Một lợi ích khác là khả năng phục hồi các cuộc tấn công mạng. Nếu một nhân viên vô tình nhấp vào tệp đính kèm email độc hại và khiến doanh nghiệp chịu một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, dữ liệu sao lưu trên đám mây nói chung sẽ bị ảnh hưởng vì nó không phải là mạng ở văn phòng.

Tuy nhiên, như với tất cả các dịch vụ đám mây, bảo mật dữ liệu là một vấn đề. Dữ liệu sao lưu được lưu trữ trên đám mây sẽ dễ bị hack hoặc bị xâm phạm và các bản sao lưu cứng ngoại tuyến vẫn được coi là tùy chọn an toàn hơn.

Bất kỳ doanh nghiệp nào đang xem xét các dịch vụ sao lưu trên đám mây nên xem xét cẩn thận nhu cầu của họ, từ tần suất sao lưu cho đến tổ chức và thực hiện hoạt động và cần bao nhiêu dung lượng.

Giải pháp sao lưu từ đám mây sang đám mây mang lại điều gì

Khi nhu cầu đã được xem xét, các doanh nghiệp có thể bắt đầu xem danh mục các nhà cung cấp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có danh sách kiểm tra phù hợp, tuy nhiên, có một số đặc điểm chính cần chú ý, ví dụ như nhà cung cấp phải cung cấp một mạng lưới khá rộng để có thể bắt được dữ liệu bị mất.

Việc sử dụng chính cho các giải pháp sao lưu C2C là khôi phục dữ liệu bị mất. Quá trình này nên càng nhanh chóng và đơn giản càng tốt, với một vài bước dẫn từ mất mát đến phục hồi. Giao diện đơn giản để điều hướng cũng sẽ giúp giảm thiểu thời gian chết.

Các nhà cung cấp mạnh hơn có thể cung cấp sao lưu toàn diện, minh bạch, bảo vệ mọi dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng các doanh nghiệp có khả năng kéo bất cứ thứ gì từ một tài liệu duy nhất đến các luồng dữ liệu từ khoảng trống, dù có thể nó không cần thiết đối với nhiều người vì chỉ cần chọn một số phần để sao lưu dữ liệu. Một nhà cung cấp cung cấp một loạt các lựa chọn bảo vệ có khả năng mở rộng nhất và sẽ tránh được các chi phí không cần thiết.

Với việc đưa ra các quy định bảo vệ an toàn cho bối cảnh dữ liệu, các nhà cung cấp và người dùng cuối cũng phải đặt trách nhiệm cao hơn về bảo mật và tuân thủ. Các nhà cung cấp được đóng dấu chứng nhận bảo mật sẽ giải quyết các vấn đề trong trường hợp mất dữ liệu, và người dùng cuối có thể yên tâm rằng họ đã tuân thủ các quy tắc một cách cẩn thận.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Sao lưu từ đám mây sang đám mây là gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO