SAP vá lỗ hổng nghiêm trọng trong CA Introscope Enterprise Manager

Hạnh Tâm| 19/10/2020 22:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Các bản cập nhật được SAP phát hành tháng 10/2020 bao gồm 15 thông báo bảo mật.

Với số điểm CVSS là 10, lỗ hổng nguy cấp là một lỗ hổng cấy lệnh trên hệ điều hành gây ảnh hưởng đến phiên bản của trình quản lý doanh nghiệp CA Introscope Enterprise Manager 10.7.0.304 hoặc thấp hơn (các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm Solution Manager và Focused Run). Lỗ hổng có số hiệu là CVE-2020-6364.

Kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng, cấy các lệnh vào hệ điều hành và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát máy chủ mà CA Introscope Enterprise Manager đang chạy. Onapsis, một công ty chuyên về bảo mật các ứng dụng Oracle và SAP cho biết, lỗ hổng này có thể bị khai thác từ xa mà không cần xác thực. Điều này góp phần nâng cao điểm số CVSS của lỗ hổng.

Theo Onapsis: "Các khách hàng của SAP nên vá lỗ hổng trong Introscope Enterprise Manager lên mức vá cao nhất với phiên bản Enterprise Manager 10.7".

SAP vá lỗ hổng nghiêm trọng trong CA Introscope Enterprise Manager - Ảnh 1.

SAP đã phát hành bản vá cho Enterprise Manager 10.5.2.113 và các bản phát hành trước đó cần được cập nhật tới phiên bản này. Tuy nhiên, với nỗ lực nâng cấp tương tự như việc nâng cấp lên phiên bản 10.7 và 10.5 sẽ kết thúc việc hỗ trợ vào tháng 12/2020, do vậy, việc cập nhật thẳng lên phiên bản 10.7 là lựa chọn tốt nhất.

Lỗ hổng thứ 2 được xử ý trong CA Introscope Enterprise Manager là CVE-2020-6369, có số điểm CVSS là 7,5. Những thông tin xác thực đã được mã hóa cứng (hardcode) trong ứng dụng có thể bị những kẻ tấn công từ xa khai thác để vượt qua xác thực.

Các bản vá đã được đưa ra cho cả Enterprise Manager 10.5 và 10.7, buộc người dùng phải thiết lập những thông tin đăng nhập mới cho những tài khoản khách trong những cài đặt của họ. Bản sửa lỗi cũng yêu cầu sự kết nối giữa Solution Manager/Focused Run (quản lý giải pháp/chạy tập trung) và Introscope khôi phục theo cách thủ công.

Một thông báo bảo mật Patch Day mới được phát hành vào tháng 10/2020 cập nhật trình duyệt Chromium trong SAP Business Client. Thông báo bảo mật ban đầu được phát hành vào tháng 4/2018 và SAP đã cung cấp bản cập nhật định kỳ cho nó.

Hai bản vá có mức ưu tiên cao trong tháng này xử lý lỗ hổng CVE-2020-6367, gây tấn công cross-cite ccripting (cấy và chèn lệnh) trong khung ứng dụng NetWeaver Composite và CVE-2020-6366, gây lỗi về xác thực tính hợp lện XML trong máy chủ ứng dụng NetWeaver.

SAP cũng cập nhật 4 thông báo bảo mật có mức ưu tiên cao liên quan đến lỗ hổng cấy mã (CVE-2020-6296) trong NetWeaver (ABAP) và nền tảng ABAP Platform, lỗi kiểm tra xác thực (CVE-2020-6309) trong NetWeaver AS JAVA, lỗ hổng gây lộ lọt thông tin (CVE-2020-6237) trong nền tảng Business Objects Business Intelligence và lỗ hổng leo thang đặc quyền (CVE-2020-6236) trong Landscape Management.

11 thông báo bảo mật khác cho các lỗ hổng có mức ưu tiên trung bình: nhiều lỗi trong 3D Visual Enterprise Viewer, giả mạo yêu cầu máy chủ trong BusinessObjects Business Intelligence, chuyển hướng đăng nhập trong NetWeaver, lộ lọt thông thin trong NetWeaver, sai ủy quyền trong Banking Services và tấn công XSS trong NetWeaver, Commerce Cloud, Business Planning và Consolidation.

Bản vá tháng 10/2020 của SAP bao gồm bản cập nhật cho một thông báo bảo mật có mức ưu tiên trung bình đề cập đến việc kiểm tra lỗi cấp phép trong ERP (HCM Travel Management) và một thông báo xử lý vấn đề về hết hiệu lực phiên cấp phép trong Commerce Cloud.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
SAP vá lỗ hổng nghiêm trọng trong CA Introscope Enterprise Manager
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO