Seoul đầu tư mạnh tay vào metaverse, AI để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Ngọc Diệp| 03/02/2022 13:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính quyền thành phố Seoul (SMG) đã công bố kế hoạch đầu tư 345,9 tỷ KRW trong năm 2022 cho hơn 1.000 dự án để "khởi động quá trình chuyển đổi số cho thời kỳ hậu COVID-19".

Kế hoạch này bao gồm việc thiết lập nền tảng metaverse của riêng mình, mở rộng hệ thống camera quan sát được hỗ trợ bởi AI trên toàn thành phố để tăng cường sự an toàn và phát triển các dịch vụ dựa trên blockchain.

Park Jong-Soo, Tổng Giám đốc Văn phòng Chính sách Thành phố thông minh của Seoul cho biết: "Đại dịch và sự chuyển đổi của ICT đã mang lại những cơ hội chưa được khám phá. Chúng tôi sẽ giới thiệu các dịch vụ mới sử dụng công nghệ số và làm cho cuộc sống của người dân trở nên thuận tiện và hữu ích hơn".

Thành phố đang đầu tư 67,7 tỷ won vào dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và blockchain nhằm cải thiện nền tảng dữ liệu lớn, nâng cấp dịch vụ quản lý nước dựa trên AI và triển khai các lối đi băng qua đường thông minh để đưa ra cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh khi các phương tiện vượt quá tốc độ cho phép hoặc khi phát hiện có người đi bộ ẩu.

"Một chatbot AI đóng vai trò như một nhân viên hướng dẫn công khai, giải quyết các câu hỏi và khiếu nại của người dân liên quan đến mọi thứ, từ vi phạm đậu xe đến các vấn đề liên quan tới COVID-19".

SMG cũng đang phát triển một ứng dụng ví dựa trên blockchain, nơi người dân có thể lưu hơn 100 loại chứng chỉ do chính phủ cấp.

Hỗ trợ các kỹ năng số, đặc biệt cho người lớn tuổi và người khuyết tật, cũng là một ưu tiên của SMG, bao gồm việc đào tạo về cách sử dụng các ki-ốt tự phục vụ.

Thúc đẩy các hệ thống camera quan sát CCTV thông minh

Một mục tiêu lớn khác của thành phố sẽ là mở rộng việc sử dụng hệ thống camera quan sát thông minh để phân tích cảnh quay bằng AI. Trong tổng số 80.000 camera CCTV trên 25 quận tự trị ở Seoul, khoảng 13.000 camera trên 13 quận là thông minh và thành phố dự kiến chi 37,9 tỷ KRW để mở rộng. Người phát ngôn của Seoul thừa nhận rằng vẫn còn một số sai sót trong phân tích.

Thành phố sử dụng tính năng nhận dạng biển số xe tự động để theo dõi việc đỗ xe bất hợp pháp và những chiếc xe "nằm trong danh sách truy nã", đồng thời truy quét các phương tiện chạy bằng diesel cũ bị cấm ở một số khu vực.

Ngoài ra, AI sẽ phân tích camera quan sát và cảnh báo những người giám sát trên công trường khi xảy ra các sự cố khẩn cấp. Hệ thống camera quan sát thông minh cũng đang được thiết lập trên các cầu sông Hàn để phát hiện và ngăn chặn các nỗ lực tự sát. Sông Hàn nổi tiếng và 28 cây cầu bắc qua sông là nơi xảy ra 486 vụ tự tử trung bình hàng năm. Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới.

Thông qua việc xem video về những người cố gắng tự tử trên cầu, AI đã biết được "mô hình của những người có khả năng nhảy cầu". Nó sẽ "theo dõi" những người nán lại quá lâu hoặc hiển thị các chuyển động bất thường khác. Sau khi phát hiện hành vi đáng ngờ, camera giám sát sẽ gửi cảnh quay đến trung tâm điều khiển, từ đó ra lệnh cho một đội cứu hộ kiểm tra cây cầu, đồng thời các thuyền cứu hộ cũng có thể được triển khai.

Hệ thống này cho phép phản ứng nhanh với các nỗ lực tự sát - cả trước hoặc sau một sự cố - và giảm thiểu các lỗ hổng giám sát hiện nay", đại diện của Cơ quan Xử lý Thảm họa và Phòng cháy chữa cháy Thủ đô Seoul cho biết.

Cũng theo người phát ngôn của Seoul, việc sử dụng chức năng nhận dạng khuôn mặt cũng đang được xem xét để xác định vị trí của các bệnh nhân và trẻ em bị mất trí nhớ đi lang thang, tuy nhiên thành phố "không có kế hoạch sử dụng chức năng này để giải quyết các vấn đề liên quan tới tội phạm như theo dõi tội phạm".

Người phát ngôn của Seoul cho biết thông tin về CCTV được công bố trực tuyến bởi mỗi quận. "Thông tin cá nhân sẽ chỉ được thu thập và sử dụng đối với những người đã đồng ý với chính sách về quyền riêng tư. Thông tin nhạy cảm của những người không xác định mà không có sự đồng ý sẽ được ẩn danh để giảm thiểu các vấn đề xâm phạm quyền riêng tư".

Tiên phong tham gia siêu vũ trụ ảo metaverse

Tháng 11/2021, Seoul là thành phố đầu tiên trên thế giới đã công bố kế hoạch đô thị thông minh Metaverse Seoul, nhằm phát triển một nền tảng tổng hợp để tiến hành các dịch vụ công như du lịch, giáo dục, trải nghiệm văn hóa và các dịch vụ dân sự. 

"Metaverse Seoul" sẽ từng bước triển khai các dịch vụ hỗ trợ công dân và doanh nghiệp khác nhau, chẳng hạn như: "Lễ rung chuông giao thừa ảo tại Bosingak", "Văn phòng Thị trưởng ảo" và các dịch vụ ảo từ Seoul Fintech Lab, Invest Seoul và Seoul Campus Town...

Dự án trị giá 3,9 tỷ won (3,3 triệu USD) này sẽ chính thức triển khai từ cuối năm 2022 và kéo dài trong 5 năm. Đây là một phần trong kế hoạch 10 năm mà thị trưởng Oh Se-hoon đặt ra cho Seoul, hướng đến mục đích cải thiện tính di động xã hội giữa các công dân và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu cho Thủ đô Hàn Quốc. Seoul cũng tham gia vào Chính sách kinh tế mới kỹ thuật số (Digital New Deal) của Hàn Quốc.

Đây là kế hoạch toàn quốc nhằm áp dụng các công cụ số và AI để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng trung tâm và nền kinh tế trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra.

Một số thành phố ở Trung Quốc cũng đã công bố tham vọng về metaverse nhưng Jonathan Reichental, cựu Giám đốc điều hành của Thành phố Palo Alto cho rằng, không mong đợi đó là ưu tiên đối với các thành phố khác.

Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

Năm 2021, cả thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải đối mặt với những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng trở lại mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Vào tháng 1/2022, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon cũng đã công bố Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong 5 năm nhằm đạt được sự trung hòa về carbon vào năm 2050, cắt giảm 35 triệu tấn khí thải carbon.

SMG sẽ đầu tư 10.000 tỷ KRW trong 5 năm tới, tập trung vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng của các tòa nhà cũ, vốn chiếm 69% tổng lượng khí thải, thúc đẩy việc sử dụng xe điện và trồng thêm nhiều cây xanh để chống nóng và ô nhiễm môi trường./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Seoul đầu tư mạnh tay vào metaverse, AI để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO