Siết chặt quản lý việc phát hành phim trên nền tảng số

MQ| 15/12/2020 14:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, hai bộ phim thuộc sở hữu nhà nước là “Vũ điệu tử thần” và “Những người viết huyền thoại” bất ngờ xuất hiện trên kênh Netflix (một nền tảng xem phim có trả phí nổi tiếng của Mỹ).

Mới đây, hai bộ phim thuộc sở hữu nhà nước là “Vũ điệu tử thần” và “Những người viết huyền thoại” bất ngờ xuất hiện trên kênh Netflix (một nền tảng xem phim có trả phí nổi tiếng của Mỹ).

Điều đáng nói là chính đạo diễn của phim cũng không được thông báo về việc phim của mình được đưa lên nền tảng trực tuyến này. 

Cục Điện ảnh cho biết không cung cấp bản quyền cho kênh Netflix và hiện cũng chưa xác định được đơn vị nào cung cấp. Trước đó, Netflix cũng vướng một số sai phạm trong việc phát hành phim, từng bị Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu gỡ bỏ bộ phim Trung Quốc “Gửi thanh xuân ấm áp của chúng ta” do trong phim xuất hiện những chi tiết có hình ảnh bản đồ vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Những sai phạm này một lần nữa cho thấy lỗ hổng về mặt pháp lý trong vấn đề quản lý và phổ biến phim trên không gian mạng.


Siết chặt quản lý việc phát hành phim trên nền tảng số - Ảnh 1.

Phim Vũ ĐIệu Tử Thần

Trước đây, các bộ phim thường chỉ được khai thác trên internet sau khi đã được phát hành tại các rạp chiếu nhưng trong thời đại công nghệ hiện nay, phát hành phim trên nền tảng số đang là xu thế chung của thế giới, và là thực tế đang diễn ra tại Việt Nam. Phát hành phim trên mạng mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế, cho nên nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ dễ xảy ra tình trạng lách luật để trục lợi. 

Chưa kể đến việc, nếu phim phát hành tràn lan, không có sự kiểm soát thì sẽ để lọt những sản phẩm văn hóa độc hại, không phù hợp truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam (chứa nội dung phản cảm, tuyên truyền văn hóa đồi trụy, kích động bạo lực); ảnh hưởng tiêu cực đến thị hiếu, thẩm mỹ của khán giả, nhất là khán giả trẻ. Việc tùy tiện khai thác phim trên các nền tảng số còn có thể dẫn đến thất thu về thuế... Theo các chuyên gia, vấn đề kiểm soát phim phát hành trên internet là rất khó và phức tạp, còn đang tồn tại nhiều bất cập, nhất thiết phải siết chặt quản lý hơn nữa. Tuy nhiên, quản lý không đơn thuần chỉ là kiểm soát, thắt chặt mà quan trọng phải là tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch để các nhà sản xuất, các đơn vị phát hành có thể đầu tư và khai thác tốt nhất lĩnh vực này.

Luật Điện ảnh (năm 2006) đã cho thấy sự lạc hậu với những thay đổi của thực tiễn đời sống và sự phát triển không ngừng của công nghệ. Trên thực tế, Luật mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh, rà soát phim phát hành trên hệ thống rạp chiếu và trên sóng truyền hình, còn trên hệ thống các nền tảng số, nhất là các nền tảng xuyên biên giới (như: Netflix, Iflix, WeTV…), gần như chưa đề cập đến. Sở dĩ nói gần như bởi Luật Điện ảnh hiện chỉ nêu chung chung: “Việc phổ biến phim trên internet, khai thác phim từ vệ tinh để phổ biến phải thực hiện theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan” mà không làm rõ các khái niệm và không đưa ra các điều khoản cụ thể. 

Chưa kể, với các sản phẩm trên internet, định nghĩa thế nào là phim còn chưa được xác định rõ. Những lỗ hổng này đang đặt ra vấn đề cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực phát hành phim trên mạng, tạo cơ sở cho công tác quản lý minh bạch, chặt chẽ hơn. Được biết, trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), các nhà quản lý cũng dự định đề xuất khung pháp lý trong lĩnh vực phổ biến phim trên không gian mạng. 

Giới làm phim Việt Nam thường kháo nhau rằng, sản xuất phim ở Việt Nam là ngành rủi ro vô cùng lớn, “một cổ mấy tròng” vì luật không những không tạo hành lang pháp lý thuận lợi (cụ thể ở đây là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), mà còn khiến các nhà làm phim hoang mang. Mặt khác, như bà Nguyễn Thị Mai Hoa, giám đốc công ty Thiên Ngân thừa nhận: “Rủi ro trong ngành phát hành phim ở Việt Nam là điều có thật. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu, và chưa tìm ra được gói bảo hiểm nào cần thiết với mỗi bộ phim phát hành rạp. Thế nên, cả chục tỷ đồng đổ vào sản xuất mà không hoàn lại được vốn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra”.

Theo đó, ban soạn thảo đề xuất hai phương án tiền kiểm và hậu kiểm. Các nhà quản lý và chuyên gia hiện nghiêng về phương án hậu kiểm thông qua các quy định cụ thể về nội dung, nguyên tắc hoạt động của các đơn vị cung cấp nền tảng xem phim trực tuyến (cả trong nước và các nền tảng xuyên biên giới). Bên cạnh đó là đề xuất về việc cần thiết phải đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với từng loại vi phạm, bảo đảm môi trường lành mạnh cho phát hành phim trên mạng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Siết chặt quản lý việc phát hành phim trên nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO