Quá trình hội nhập kinh tế ASEAN được đánh giá sẽ đem đến cả cơ hội lẫn thách thức cho người dân và doanh nghiệp. Một trong những vấn đề đáng chú ý là công dân của các nước trong khu vực sẽ được lưu chuyển tự do từ nền kinh tế thành viên này sang nền kinh tế thành viên khác. Tuy nhiên để thực hiện việc này thì các quốc gia thành viên phải đạt được thỏa thuận công nhận lẫn nhau (mutual recognition arrangements - MRA) đối với từng trình độ, ngành nghề. Do đó các công cụ để tăng cường khả năng so sánh và đánh giá trình độ của sinh viên, lao động lành nghề và các chuyên gia ngày càng trở nên quan trọng.
Phát biểu tại Hội nghị “Lưu chuyển trong ASEAN: Tham chiếu và công nhận các trình độ” diễn ra gần đây, Chủ tịch Ủy ban giáo dục đại học (CHED) Philippines Patricia B. Licuanan cho biết: “Khi mọi người bắt đầu lưu chuyển tự do vì nhiều lý do và đặc biệt là cho học tập hoặc làm việc, việc so sánh các trình độ trở nên quan trọng”.
Theo ông, về mặt cơ bản, sắc lệnh (EO - Executive Order) số 83, được ban hành vào năm 2012, đã thể chế hoá Khung đánh giá trình độ của Philippines (PQF), một chính sách quốc gia mô tả các mức trình độ giáo dục và thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả mà trình độ đạt được. Việc thể chế hóa PQF được tiếp tục được củng cố bằng Luật giáo dục được ban hành năm 2014. Luật này đã ban hành Khung đánh giá trình độ Philippines - Hội đồng Điều phối quốc gia (PQF-NCC) là cơ quan chịu trách nhiệm về thể chế hóa PQF và hướng tới liên kết với Khung Tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF). AQRF hỗ trợ việc so sánh bằng cấp giữa các quốc gia thành viên, đồng thời cung cấp tiêu chuẩn chung hợp lý cho các khung đánh giá trình độ quốc gia hiện nay, nhằm hướng tới sự lưu chuyển tự do của sinh viên và các chuyên gia trong khu vực ASEAN.
Mục tiêu của hội nghị nhằm định hướng và cập nhật cho các bên liên quan về PQF, AQRF và các khuôn khổ, tiêu chuẩn chung về việc đánh giá trình độ của các quốc gia ASEAN. Cụ thể, Hội nghị đã thảo luận về những nỗ lực nhằm thể chế hóa PQF trên thực tế và các hoạt động của nó liên quan đến AQRF vào năm 2018. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của khoảng 300 đại biểu là các nhà cung cấp giáo dục ở các cấp khác nhau, từ giáo dục cơ bản, giáo dục kỹ thuật và giáo dục bậc cao, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ liên quan, các cơ quan công nhận, các đối tác công nghiệp cũng như các khách mời của Ủy ban Đầu tư và Thương mại Australia.
“Tới nay, việc phát triển và cải tiến hệ thống trình độ trong tương lai của chúng ta sẽ buộc chúng ta phải huy động các bên liên quan. Đánh giá này có thể được thực hiện để cải cách nhằm lấp đầy nhiều khoảng trống, và trong quá trình này tiếp tục cải tiến hệ thống giáo dục của chúng ta và thế giới việc làm”, ông Licuanan kết luận
Hội nghị “Lưu chuyển trong ASEAN: Tham chiếu và công nhận các trình độ” do CHED tổ chức phối hợp với bốn cơ quan chính phủ khác là PQF-NCC, Bộ Giáo dục (Department of Labour) và Bộ Lao động và Việc làm (DOLE), Ủy ban Quy chế chuyên nghiệp (PRC) và Cơ quan Phát triển Kỹ năng và giáo dục kỹ thuật (TESDA) với sự hỗ trợ của Uỷ ban Tổ chức ASEAN quốc gia của Philippines.