Sở TT&TT Hòa Bình cần chủ động “đề xuất các cơ chế, chính sách”

03/11/2015 20:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Sở TT&TT Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chỉ đạo Sở TT&TT Hòa Bình cần chủ động “đề xuất các cơ chế, chính sách” để tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời “tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan, doanh nghiệp BCVT, CNTT”, đặc biệt một số doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật.


Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ cho Sở TT&TT Hòa Bình

Ngày 28/8/2015, tại Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hòa Bình (5/9/2005- 5/9/2015). Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TT&TT; Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh Hòa Bình.

Trong 10 năm qua, Sở TT&TT Hòa Bình đã tập trung xây dựng tổ chức, bộ máy ngày càng hoàn thiện, đảm bảo hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước có nhiều đổi mới với việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm gắn với địa phương, cơ sở; chủ động, tích cực trong việc tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, đúng pháp luật, đóng góp hiệu quả cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao tặng Sở TT&TT Hòa Bình bức trướng mang dòng chữ: "Sở TT&TT tỉnh Hòa Bình 10 năm xây dựng và phát triển (2005-2015)"

Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục được mở rộng và hoạt động ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Năm 2014, doanh thu viễn thông đạt 500 tỷ đồng, bưu chính đạt 75 tỷ. Dịch vụ di động đã phủ sóng tới 100% xã trong tỉnh. Mạng cáp quang phát triển tới 100% trung tâm xã, phường, thị trấn. Mật độ điện thoại đạt 81 thuê bao/100 dân; băng rộng đạt 3,6 thuê bao/100 dân. Mạng lưới khai thác bưu chính trên toàn tỉnh có 214 điểm phục vụ, trong đó có 1 bưu cục cấp I, 10 bưu cục cấp II và 16 bưu cục cấp III. Bán kính phục vụ bưu chính đạt 2,6 km/điểm phục vụ. Hệ thống 190 điểm bưu điện văn hóa xã và 65 điểm truy cập Internet công cộng đã làm tốt nhiệm vụ phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Hệ thống thông tin, liên lạc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn an toàn, thông suốt, bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt.

Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao; sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cho cơ quan Đảng và Nhà nước giai đoạn 2. Hệ thống hội nghị truyền hình đã triển khai ở 12 điểm cầu, đảm bảo 100% cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện, thành phố được thực hiện trên môi trường Internet. Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đã góp phần minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp TT&TT cho lãnh đạo các các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình

Công tác quản lý báo chí, xuất bản được quan tâm chú trọng, vai trò chỉ đạo, định hướng thông tin của cơ quan quản lý báo chí được đề cao. Hệ thống báo chí của tỉnh có đầy đủ 4 loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đều có đài truyền thanh.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận định: Trong 10 năm không ngừng phấn đấu, xây dựng và phát triển, Sở TT&TT Hòa Bình đã đạt được “những thành tích rất đáng tự hào, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh và của toàn ngành TT&TT”.

Bộ trưởng chia sẻ, ngành TT&TT Hòa Bình hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hoạt động trên địa bàn miền núi với 63% dân số là người dân tộc ít người, có nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo lớn. Bộ trưởng yêu cầu Sở TT&TT Hòa Bình cần nỗ lực làm tốt vai trò quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực được giao.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Bộ trưởng nhấn mạnh: Sở TT&TT Hòa Bình cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành tại địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đưa CNTT thực sự trở thành động lực phát triển cho các ngành sản xuất, dịch vụ và nền hành chính của tỉnh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó, Sở cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực góp phần thu hút các doanh nghiệp CNTT đầu tư vào địa bàn tỉnh. Sở cần chủ động “đề xuất các cơ chế, chính sách” tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời “tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan, doanh nghiệp BCVT, CNTT”, đặc biệt một số doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật.

Sở cũng cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường quản lý về báo chí, xuất bản, in, phát hành và hoạt động của cổng, trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng chỉ đạo. Đồng thời, Sở TT&TT Hòa Bình cần tích cực, chủ động, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những lĩnh vực còn nhiều bức xúc như: thông tin điện tử, quản lý thuê bao di động trả trước, in lậu, in trái phép xuất bản phẩm. “Tăng trưởng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng dịch vụ và quan tâm bảo vệ quyền lợi người sử dụng các dịch vụ thông tin và truyền thông”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vũ Nhung

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
    Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí TT&TT trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
  • Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
  • Hy Lạp triển khai ứng dụng giúp bảo vệ trẻ em trên mạng
    Ngày 30/12, Hy Lạp đã công bố kế hoạch tăng cường quyền giám sát của phụ huynh đối với việc sử dụng thiết bị di động của trẻ em vào năm 2025 thông qua một ứng dụng do chính phủ điều hành.
  • Các xu hướng khai thác zero-day hàng đầu trong năm 2024
    Các lỗ hổng chưa được vá luôn là những điểm yếu để tin tặc xâm nhập vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động của tội phạm mạng xung quanh lỗ hổng zero-day cho thấy các xu hướng chính mà bộ phận an ninh mạng cần lưu ý.
  • VNPT 2024: Những dấu ấn nổi bật
    Không chỉ giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, năm 2024, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn ghi dấu ấn với nhiều hoạt động ý nghĩa, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng.
Sở TT&TT Hòa Bình cần chủ động “đề xuất các cơ chế, chính sách”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO