An toàn thông tin

Số vụ đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp 3 lần

Hạnh Tâm 08/03/2025 08:15

Tội phạm mạng thường phát tán các liên kết độc hại, cài cắm sẵn Trojan trong tin nhắn văn bản, ứng dụng nhắn tin hoặc đính kèm tệp trong tin nhắn và lừa nạn nhân tải xuống Trojan.

Theo báo cáo “Bức tranh toàn cảnh về mối đe dọa phần mềm độc hại trên di động năm 2024” của Kapersky, trong năm 2024, số vụ tấn công bằng mã độc Trojan trên smartphone đã tăng 196% so với năm 2023.

Số liệu này được Kaspersky công bố tại tại Hội nghị di động (Mobile World Congress - MWC) 2025, diễn ra ở Barcelona. Theo đó, tội phạm mạng đang thay đổi chiến thuật, chuyển sang phát tán mã độc hàng loạt để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Trong năm qua, Kaspersky đã phát hiện hơn 33,3 triệu cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone trên toàn cầu, liên quan đến nhiều loại mã độc và phần mềm không mong muốn.

a1.jpg

Số vụ tấn công bằng Trojan trên các thiết bị Android đã tăng từ 420.000 vụ năm 2023 lên 1.242.000 vụ vào năm 2024. Đây là hình thức tội phạm mạng ngụy trang mã độc dưới dạng phần mềm hợp pháp để xâm nhập thiết bị và đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán điện tử và thẻ tín dụng của người dùng.

Tội phạm mạng thường phát tán các liên kết độc hại, cài cắm sẵn Trojan trong tin nhắn văn bản, ứng dụng nhắn tin hoặc đính kèm tệp trong tin nhắn và lừa nạn nhân tải xuống Trojan. Sau khi chiếm quyền kiểm soát tài khoản của nạn nhân, chúng có thể gửi những tin nhắn này cho người thân, bạn bè, từ đó khiến cho hành vi lừa đảo này trở nên đáng tin cậy hơn bao giờ hết. Qua đó, tội phạm mạng lợi dụng các tin tức nóng hổi và chủ đề thịnh hành để tạo cảm giác cấp bách, khiến nạn nhân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy.

Ông Anton Kivva, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Thay vì phát tán nhiều loại mã độc khác nhau như trước, tội phạm mạng hiện nay tập trung vào việc lan truyền một loại mã độc đến nhiều nạn nhân nhất có thể. Chính vì vậy, việc cập nhật kiến thức về an ninh mạng và nâng cao nhận thức cho người thân, từ trẻ em đến người cao tuổi ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, chẳng ai có thể an toàn tuyệt đối trước các chiêu trò tâm lý tinh vi nhằm đánh cắp thông tin tài chính và tài khoản ngân hàng”.

Mặc dù Trojan ngân hàng là loại mã độc phát triển nhanh nhất, nhưng chúng chỉ chiếm 6% tổng số vụ tấn công, xếp thứ tư về tỷ lệ người dùng bị tấn công. Loại phần mềm độc hại phổ biến nhất vẫn là Adware, chiếm 57% tổng số vụ tấn công, tiếp theo là Trojan thông thường (25%) và RiskTools (12%). Bảng xếp hạng này bao gồm các loại phần mềm độc hại, quảng cáo không mong muốn và phần mềm có rủi ro bảo mật.

Năm 2024, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 2,8 triệu vụ tấn công thông qua phần mềm độc hại, quảng cáo độc hại và phần mềm mà người dùng không chủ động cài đặt trên thiết bị di động. Tính riêng trong năm vừa rồi, các sản phẩm bảo mật của Kaspersky đã ngăn chặn thành công tổng cộng 33,3 triệu vụ tấn công.

Theo ghi nhận, mối đe dọa mạng lớn nhất trong năm 2024 đến từ Fakemoney, một nhóm chuyên thiết kế ứng dụng lừa đảo, dụ dỗ người dùng đầu tư giả mạo và nhận tiền thưởng không có thật.

Một nguy cơ khác là các phiên bản WhatsApp bị tội phạm mạng cài cắm mã độc Triada - một loại Trojan có khả năng tải xuống và thực thi các mô-đun độc hại hoặc hiển thị quảng cáo không mong muốn và triển khai các hành vi độc hại. Các phiên bản WhatsApp bị chỉnh sửa này đứng thứ ba về mức độ tấn công và gây hại, chỉ sau các mối đe dọa phổ biến được phân phối qua dịch vụ đám mây./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Số vụ đánh cắp dữ liệu ngân hàng trên smartphone tăng gấp 3 lần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO