An toàn thông tin

Số vụ tấn công bruteforce vào doanh nghiệp Đông Nam Á tăng mạnh

Hạnh Tâm 17/05/2025 15:00

Bruteforce (dò mật khẩu) vẫn là phương thức tấn công phổ biến của tội phạm mạng khi tiến hành xâm nhập vào các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.

Bruteforce.Generic.RDP. là phương pháp tấn công bằng cách thử mọi tổ hợp ký tự khả thi để tìm ra mật khẩu chính xác hoặc khóa mã hóa. Nếu quá trình này thành công, tội phạm mạng có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập hợp lệ của người dùng, từ đó dễ dàng xâm nhập vào hệ thống.

RDP (Remote Desktop Protocol - Phần mềm điều khiển máy tính từ xa) là giao thức độc quyền của Microsoft cho phép người dùng kết nối với máy tính khác thông qua mạng nội bộ hoặc Internet.

RDP được sử dụng phổ biến bởi quản trị viên hệ thống và cả người dùng không chuyên để điều khiển máy chủ hoặc máy tính từ xa. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm mà tin tặc thường lợi dụng để xâm nhập các thiết bị chứa tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp (DN).

Nguy cơ rò rỉ hoặc mất mát dữ liệu mật vì sơ suất sẽ luôn hiện hữu khi thiết bị làm việc ngưng kết nối với mạng nội bộ và không còn nằm trong phạm vi bảo vệ trực tiếp của bộ phận công nghệ thông tin.

Trong suốt năm 2024, các giải pháp bảo mật dành cho DN của Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 53 triệu cuộc tấn công Bruteforce trong khu vực.

Ông Adrian Hia, Giám đốc điều hành tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky, nhận định: “Mỗi ngày, Kaspersky ghi nhận trung bình hơn 145.000 lượt tấn công nhằm bẻ khóa mật khẩu và mã hóa, nhắm vào các DN tại Đông Nam Á. Con số này đặc biệt đáng lo ngại khi khu vực này đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực an ninh mạng”.

Số vụ tấn công trong năm 2024 tại Indonesia và Malaysia đều tăng mạnh, với tỷ lệ tăng ở mức hai chữ số. Tổng cộng đã có 14.662.615 vụ tấn công RDP nhắm vào các DN tại Indonesia trong năm 2023, tăng 25% so với con số 11.703.925 vụ vào năm 2024. Tại Malaysia, số vụ tấn công bruteforce cũng tăng 14%, từ 2.810.648 vụ trong năm 2023 lên đến 3.198.767 vụ trong năm 2024.

a1.jpg

Ông Hia nhấn mạnh: “Tội phạm mạng đang lợi dụng các công cụ AI để đẩy nhanh tốc độ bẻ khóa mật khẩu và phá mã hóa một cách đáng kể. Một khi xâm nhập thành công, kẻ tấn công có thể truy cập từ xa vào hệ thống máy tính mục tiêu. Hãy thử hình dung hậu quả nếu trong nội bộ DN có một “gián điệp số” âm thầm hoạt động. Chính vì vậy, các DN tại Đông Nam Á cần nghiêm túc rà soát năng lực bảo mật CNTT hiện có và sớm nâng cấp năng lực phòng thủ an ninh mạng”./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Số vụ tấn công bruteforce vào doanh nghiệp Đông Nam Á tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO