Sử dụng tên miền quốc gia bảo đảm an toàn cho tổ chức doanh nghiệp trong thời đại 4.0

LP| 13/07/2018 09:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Sử dụng tên miền quốc gia mang lại nhiều lợi thế cho tổ chức/doanh nghiệp (DN), trong đó được đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ.

Trong thời đại kinh tế số cùng với cuộc đua “Cách mạng Công nghiệp 4.0”, vai trò Internet ngày càng trở nên quan trọng và là nền tảng, là cầu nối của mọi hoạt động kinh tế, xã hội quốc gia. Các hoạt động trong thế giới số đều phải dựa trên các nguồn lực cơ bản đầu tiên, đó là tài nguyên Internet, trong đó có tên miền. Với tầm quan trọng như vậy, ngày càng nhiều các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền tạo thành một ngành công nghiệp đặc biệt.

Theo Verisign, tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng số tên miền dưới tất cả các đuôi tên miền cấp cao trên toàn cầu là 332,4 triệu tên, trong đó có 146,1 triệu tên miền dưới các tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD), chiếm 43,95%; 146,4 triệu tên miền dưới hai đuôi tên miền cấp cao chung truyền thống (.com và .net), chiếm 44,04%; 20,6 triệu tên miền dưới các đuôi tên miền cấp cao mới (new gTLD), chiếm 6,2%.

Bức tranh về xu hướng tên miền trên toàn cầu

Tên miền quốc gia lựa chọn tối ưu cho thị trường nội địa và xu hướng chủ đạo trên không gian mạng Internet

Hiện nay, theo đánh giá của Hội đồng các nhà quản lý tên miền cấp cao quốc gia khu vực châu Âu, ccTLD là sự lựa chọn tối ưu cho thị trường nội địa và xu hướng chủ đạo trên không gian mạng Internet. Trước sự bùng nổ của tên miền chung cấp cao mới (New gTLD), ccTLD vẫn giữ được sự phát triển ổn định, bền vững. Theo số liệu thống kê năm 2017, khu vực châu Âu vẫn là nơi có số lượng tên miền ccTLD lớn nhất trên thế giới (69,3 triệu tên miền/55 ccTLD), tiếp đến là khu vực châu Á - Thái Bình Dương (39 triệu tên miền/96 ccTLD).

Tên miền ccTLD chiếm thị phần lớn so với các tên miền khác ở châu Âu

Sở dĩ, ccTLD được tin cậy lựa chọn là do ccTLD có khả năng cho phép nhắm vào các mục tiêu địa bàn cụ thể trên thế giới. Việc sử dụng ccTLD mang lại giá trị tìm kiếm cao hơn tại thị trường bản địa, phụ thuộc vào IP của người tìm kiếm.

Tên miền quốc gia “.vn” có vị trí và lợi thế như thế nào?

Tại Hội thảo “Ngành công nghiệp tên miền: Cơ hội và thách thức cho cộng đồng Internet Việt Nam” do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) chủ trì tổ chức, dưới sự  hỗ trợ của Bộ TTTT ngày 5/7/2018 vừa qua, Giám đốc chiến lược và phát triển GSE, Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (ICANN) Joyce Chen nhận định: “Tên miền cấp cao mã quốc gia .VN dẫn đầu thị trường tên miền tại Việt Nam và thuộc top những ccTLD có tốc độ phát triển tốt nhất trong khu vực”. Sở dĩ đạt được sự tăng trưởng liên tục, bền vững như vậy bởi tên miền “.VN’ được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu cho DN cũng như người dùng tại thị trường Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/2018, theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), có tổng số 444.862 tên miền .VN đang được duy trì. Tên miền “.VN” chiếm thị phần 47% tổng thị phần tên miền tại Việt Nam.

Thị phần tên miền tại Việt Nam

Đối với tên miền .VN, do đặc thù ưu tiên về khu vực địa lý của  các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…), các website đăng ký tên miền “.VN” có lợi thế về SEO mang đến giá trị tìm kiếm cao hơn khi người dùng có địa chỉ IP trong nước.

Sử dụng tên miền “.VN” giúp giảm thiểu chi phí đầu tư quảng cáo trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Đồng bộ với tên nhãn hàng, tên miền “.VN” là chỉ dẫn địa lý ngầm xác định thị trường mục tiêu Việt Nam, giúp tăng sự tin tưởng từ người dùng khi DN đã được “định danh” rõ trên Internet.

Việc truy vấn tên miền quốc gia cũng được được đảm bảo an toàn với các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật mở rộng DNSSEC và Registry Lock, tránh các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ DNS chuyển giao, đảm bảo độ an toàn tin cậy cho người sử dụng khi thanh toán trực tuyến. Nhờ đó, tên miền thương hiệu “.VN” sẽ  như một con tem bảo hành cho DN, bởi tính hợp pháp, xác thực của chủ thể được quản lý, nhận diện bởi cơ quan quản lý tên miền quốc gia Việt Nam (VNNIC).

Tên miền .VN nâng tầm thương hiệu Việt

Những thách thức đến từ ngành công nghiệp tên miền

Trong xu thế phát triển của ngành công nghiệp, sự xuất hiện và bùng nổ của các tên miền chung mới cấp cao (New gTLD) là tất yếu. Năm 2012, ICANN đã triển khai đợt 1 Chương trình đăng ký tên miền New gTLD. Kết thúc đợt 1, ICANN đã cấp phát ra khoảng trên 1.200 đuôi tên miền mới, một phần là tên địa danh (.berlin, .kyoto, .amazon…), một phần là tên chung (.shop, .travel…) còn lại là tên thương hiệu nhãn hiệu. Việc giới thiệu New gTLDs đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong ngành công nghiệp tên miền. Việc này đã mở ra cơ hội cho các tổ chức, DN được thể hiện bản sắc riêng của mình thông qua việc lựa chọn, đăng ký, chuyển giao, sở hữu đa dạng những không gian tên miền riêng. Nhưng cũng chính tính đa dạng này đã đặt ra thách thức đối với các quốc gia trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia đó.Bởi, bất kỳ một từ, cụm từ nào cấu thành tên miền New gTLD đều có khả năng va chạm tới những vấn đề nhạy cảm ở những quốc gia khác nhau, ví dụ như “.thai” (tên viết tắt tiếng Anh của Thái Lan, gắn liền với con người và văn hóa Thái Lan); “.amazon” (Brazil và Pero phản đối do Amazon là khu vực địa lý, gắn lên với đời sống của người dân ở đây) hay “.islam, .halal; .indians” (có khả năng xâm phạm đến vấn đề tôn giáo người dân Ấn Độ) ….

Môi trường pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép sự phát triển cân bằng của ngành công nghiệp tên miền. Hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam về đăng ký và sử dụng tất cả các loại tên miền đã đầy đủ và hoàn chỉnh các quy định. Theo đó, tất cả các tên miền ở Việt Nam được đối xử như nhau. Và câu hỏi đặt ra là các DN Việt Nam sẽ tham gia vào ngành công nghiệp này như thế nào?

Có thể thấy rằng, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, không một lĩnh vực, ngành nghề nào có thể tách rời khỏi Internet, dù đơn giản chỉ để quản trị hoặc để giao dịch. Một thế giới ảo nhưng là thực tế không xa khi mà các công việc dần tự động hóa hoàn toàn, xã hội kết nối nhau thông qua Internet. Do đó, “tên miền” đang mở ra cơ hội và cũng là thách thức cho tất cả các đối tượng tham gia vào ngành công nghiệp đặc biệt này. Riêng tên miền quốc gia .VN, vẫn là một mảng màu đặc trưng trong bức tranh tổng thể về tên miền tại Việt Nam. Tên miền .VN đã và đang khẳng định được vị thế riêng của mình trong sự phát triển tất yếu của ngành công nghiệp tên miền.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Giáo sư người Việt làm tổng biên tập tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
    GS Dương Quang Trung là người Việt đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử quốc tế (IEEE) bổ nhiệm tổng biên tập một tạp chí khoa học uy tín bậc nhất.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
Sử dụng tên miền quốc gia bảo đảm an toàn cho tổ chức doanh nghiệp trong thời đại 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO