Tác động của Brexit đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN dưới góc nhìn đầu tư

NH| 07/09/2016 11:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là Brexit, có thể làm cho EU mất đi một trong những thành viên lớn nhất của khối nhưng sự kiện đó sẽ không làm chậm lại tiến trình hội nhập kinh tế và chính trị đang diễn ra ở châu Á – khu vực đang có sức hấp dẫn nhất đối với kinh tế thế giới.

Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - EU đạt 201,4 tỷ Euro (tương đương 227 tỷ USD), tăng 21,8 tỷ Euro, tương ứng 12,14%. Những số liệu này cho thấy EU luôn là một trong những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của ASEAN. Với EU, ASEAN có tiềm năng to lớn cho việc phát triển hợp tác thương mại hai bên bởi ASEAN vừa là thị trường vừa là cửa ngõ để EU đi vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, hầu hết các nước Đông Nam Á đều xem EU là đối tác chiến lược và kỳ vọng tăng cường mối quan hệ kinh tế trên nhiều lĩnh vực.

Việc Anh rời khỏi EU đã tạo ra những tác động đáng kể đối với các nhà đầu tư trên khắp châu Âu, đồng thời gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế toàn. ASEAN cũng không là ngoại lệ. Thị trường tài chính tiền tệ ASEAN đã có những thay đổi nhanh chóng. Brexit cũng khiến nhiều nhà đầu tư châu Âu hay các nhà đầu Anh cân nhắc và xem xét lại hoạt động đầu tư của mình tại ASEAN.

Tác động ngắn hạn: Ngoại hối biến động

Tại các thị trường trong khu vực ASEAN, biến động tiền tệ là một trong những yếu tố bên ngoài có liên quan trực tiếp nhất đến khủng hoảng kinh tế. Sự quan ngại về việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là “Brexit”, đã khiến đồng bảng Anh giảm sâu hơn nữa. Sự lao dốc của đồng bảng Anh vào sáng ngày 24/6 được giới đầu tư mô tả là “tồi tệ nhất kể từ năm 1985”. Đồng tiền này có lúc đã chạm mốc 1,3319 USD đổi 1 bảng Anh. Theo thống kê, con số 10% là mức giảm lớn nhất trong một ngày đối với một đồng nội tệ. 

Do đó, đối với việc mua hàng hoá hoặc các khoản nợ sử dụng đồng bảng Anh, sự sụt giảm này đã gây ra tác động to lớn. Trong tương lai gần, người tiêu dùng có thể mua hàng từ các công ty Anh nhiều hơn do giá giảm đáng kể, ngược lại nhu cầu mua hàng của Anh từ một loạt các thị trường bao gồm cả các quốc gia ASEAN sẽ sụt giảm mạnh mẽ.

Sự dao động giữa Euro và đồng bảng sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nước ASEAN sang châu Âu.  Xuất khẩu sang EU được dự báo sẽ giảm do chi phí tăng và những bất lợi của người tiêu dùng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Mặt khác, người tiêu dùng tại các quốc gia ASEAN sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa tại khu vực đồng tiền chung châu Âu do sự mất giá của đồng nội tệ. Trong khi, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể sẽ gia tăng, khi đó các quốc gia như Malaysia và Indonesia với vị trí đặc biệt tốt sẽ được hưởng lợi lớn.

Những thách thức dài hạn: Tự do hóa thương mại

Trong khi thị trường tiền tệ ngay lập tức bị ảnh hưởng lớn từ trong Brexit, tác động lâu dài của việc Anh rời khỏi EU còn được phản ánh trong quan hệ thương mại của ASEAN với EU.

Hiện nay, EU vẫn trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường với một số nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Philippines. Khi Brexit trở thành hiện thực thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Với Anh, việc đồng Bảng rớt giá hay thị trường chứng khoán suy giảm chỉ là trước mắt. Tác động lâu dài hơn có thể liên quan tới thương mại quốc tế của các nước, bởi Anh sẽ phải đàm phán lại các điều khoản thương mại với các nước EU, cũng như các điều khoản thương mại với 161 thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Rời khỏi EU, Anh cũng sẽ không được hưởng lợi khi các thỏa thuận của EU với ASEAN hoàn tất mà sẽ phải thực hiện lại từ đầu các cuộc đàm phán này. Đây sẽ là thách thức lớn cho những doanh nghiệp ASEAN có nhu cầu xuất khẩu sang Anh cũng như các nhà đầu tư Anh đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong khu vực này. Bởi trước khi đạt được các thỏa thuận này, các mức thuế suất sẽ bị đẩy lên cao so với hiện nay, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như các nhà xuất khẩu Anh. . 

Còn đối với các nhà đầu tư châu Âu, những người được hưởng lợi từ các hiệp định với các nước ASEAN, Brexit có thể gây ra những xáo trộn đáng kể và làm trì hoãn cuộc đàm phán trong tương lai gần và trung hạn.

Cơ hội đầu tư

Khi đề cập ở trên, biến động tiền tệ ở châu Âu tạo ra một cơ hội lớn đối với hoạt động nhập khẩu cho các hãng sản xuất cũng như người tiêu dùng tại các quốc gia ASEAN, đồng thời dẫn đến tăng thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực. Về dài hạn, các thị trường và các nhà đầu tư ASEAN sẽ gặt hái những lợi thế lớn từ việc này.

Với khủng hoảng tiền tệ nhãn tiền tại EU, nhiều thỏa thuận thương mại giữa EU - ASEAN với các quốc gia như Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ bị trì hoãn. Điều này sẽ thúc đẩy châu Âu đầu tư tại Việt Nam. Nhu cầu tăng đối với sản phẩm Việt Nam còn được thúc đẩy bởi sự giảm giá của đồng Euro cũng như sự giảm đà tăng trưởng của EU. Do Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất đã kết thúc đàm phán thành công với EU, nhập khẩu từ Việt Nam sẽ có giá thấp hơn tương đối với các hàng hóa từ các quốc gia ASEAN khác, khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đứng từ góc độ người dân châu Âu.

Với FTA Việt Nam - EU, Việt Nam có nhiều lợi thế về xuất, nhập khẩu hơn so với các quốc gia ASEAN khác

Mặc khác, với lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí sản xuất thấp, hàng Việt Nam sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn tại thị trường tiêu dùng châu Âu.

Việc giảm giá đồng Euro và đồng bảng cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN nhưng Hoa Kỳ sẽ có thuận lợi khi đầu tư. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, cùng với việc cắt giảm thuế quan và hội tụ các quy định, các quốc gia ASEAN tham gia TPP bao gồm Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam sẽ có thêm những cơ hội mới. Khi đó, đồng dollar sẽ được tìm đến như một “ngoại tệ trú ẩn an toàn”, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ có thêm nhiều khả năng (nhiều tiền) để chi trả cho đầu tư hơn tại ÁSEAN. Cùng với rào cản thương mại giảm, tiêu chuẩn và qui định tập trung hơn, và sự gia tăng khả năng của các lĩnh vực trước nay vốn bị hạn chế, các nước này sẽ có nhiều khả năng thu về thuận lợi từ đầu tư của Hoa Kỳ trong vài năm tới.

Brexit và ASEAN

Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015 với tham vọng là hợp nhất hiêp hội 10 quốc gia thành viên thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, các nhà lãnh đạo ASEAN cần phải tránh mắc cùng một sai lầm như EU -- tiến tới một liên minh chính trị chặt chẽ hơn, được hỗ trợ bởi một hệ thống hành chính/bộ máy quan liêu xâm nhập siêu quốc gia mà công dân của khối không muốn.

Brexit nảy sinh từ mối quan tâm trong nước của mối quan hệ giữa Anh và EU, trong khi đó ASEAN lại không đề cao chương trình nghị sự trong nước của bất kỳ nước thành viên nào, vì đặc điểm chính của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu quốc gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên như EU.

Có thể thấy, Brexit đã có nhiều ảnh hưởng lớn tới khu vực ASEAN bởi sự biến động tiền tệ cũng như nhiều quốc gia ASEAN đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với EU. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực cần nắm được bản chất của vấn đề để có những hành động nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố ngoại cảnh phát sinh và tiếp tục phát triển.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tác động của Brexit đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN dưới góc nhìn đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO