Tác động của ICT trong phát triển kinh tế - xã hội (Kỳ 1)

Minh Thiện| 05/07/2018 17:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự phát triển của ICT và những ứng dụng mà nó mang lại có tác động rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu mới đây về “Vai trò phát triển của ICT trong nền kinh tế” do Huawei hợp tác với Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), đã chỉ ra chi tiết từng nhóm tác động.

Sự lan truyền tri thức

Theo nghiên cứu hợp tác mới giữa Huawei cùng với Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), các kết quả hợp tác nghiên cứu về tác động và sức mạnh của CNTT và truyền thông (ICT) đối với kinh tế và xã hội đã được công bố. Nghiên cứu này bao gồm các chủ đề về vai trò phát triển của ICT trong nền kinh tế; ảnh hưởng của ICT như là một máy phát của “sự lan truyền tri thức”; phân tích về lịch sử phát triển băng thông rộng của Vương quốc Anh, điều có thể xem như là một cánh cửa cho các nền kinh tế tiên tiến khác; thảo luận về các xu hướng việc làm gần đây cũng như thách thức của tự động hóa. TS. Mirko Draca, Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế của LSE và là Phó Giáo sư tại Đại học Warwick, Vương quốc Anh đã chia sẻ chi tiết về nghiên cứu thú vị này.

TS. Mirko Draca

Nghiên cứu nhận định việc suy giảm năng suất hiện tại phần lớn là bởi có độ trễ trong triển khai. Cũng như sự gia tăng năng suất của thập niên 1990 đến sau nhiều thập kỷ đầu tư của các công ty và chính phủ về vốn vật chất và nhân lực liên quan đến ICT, quá trình tương tự có thể lặp lại với một thế hệ công nghệ mới. "Trong thời gian 10-15 năm tới, chúng ta sẽ bắt đầu trải nghiệm đầy đủ các lợi ích về năng suất của 5G, Cloud, IoT, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI)/tự động hóa".

Bản báo cáo cũng phát hiện ra rằng các công nghệ ICT tạo ra “sự lan truyền tri thức” lớn hơn những gì được tạo ra bởi các công nghệ khác. Sự lan truyền tri thức này được đo lường thông qua phân tích chuyên sâu về các chỉ số về bằng sáng chế quốc tế trong tổng số toàn bộ các chỉ số liên quan đến các bằng sáng chế cá nhân. Các hệ thống lan truyền kiến thức lớn gắn liền với công nghệ ICT thậm chí ngay cả khi ICT được so sánh với các công nghệ hàng đầu thú vị khác như công nghệ sinh học và năng lượng sạch. Ví dụ, các công nghệ không dây tạo ra sự lan truyền kiến thức cao hơn 50% các loại công nghệ khác.

Cuối cùng, nghiên cứu về xu hướng thị trường lao động trong những năm 2000 và 2010 không tìm thấy bằng chứng nào kết luận rằng việc làm hoặc mức lương đang thay đổi cùng với làn sóng tự động hóa mới. Hơn nữa, các dữ liệu cho thấy rằng suy thoái và hậu quả của nó có ảnh hưởng nhiều hơn đến việc thúc đẩy những thay đổi cơ cấu trong việc làm. Đó là bằng chứng đáng tin cậy đầu tiên về làn sóng tự động hóa mới tác động tới thị trường lao động dường như không xuất hiện cho đến khi chu kỳ suy thoái tiếp theo trong hoạt động kinh tế. 

Vai trò phát triển của ICT trong nền kinh tế

Nghiên cứu này định khung vai trò của ICT trong phát triển nền kinh tế trong phạm vi “nghịch lý Solow” (Solow Paradox) nổi tiếng. Tư tưởng này nổi lên trong những năm 1980 khi các nhà nghiên cứu nhận thấy sự hiện diện và tác động của máy tính là "ở mọi nơi ngoại trừ các trong thống kê năng suất". Trong biểu đồ 1, nghịch lý Solow đã phần nào được giải quyết trong nửa cuối thập niên 1990 khi cuộc cách mạng CNTT xảy ra và năng suất gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.

Tại Mỹ, đầu tư CNTT đã giúp tăng vốn trong giai đoạn 1995 - 2004, với sự đóng góp tăng trưởng của CNTT tăng từ 0,41% lên 0,78%. Vì hiệu quả tăng vốn tổng thể trong giai đoạn 1995 - 2004 là 1,22%, điều này có nghĩa là vốn CNTT chiếm 64% tổng hiệu quả. Xét về thành phần, việc tăng vốn CNTT được thúc đẩy tăng gần gấp đôi nhờ tăng trưởng của phần cứng máy tính (từ 0,18% đến 0,38%) và phần mềm (từ 0,16% đến 0,27%). Dường như những năm 1990 và đầu những năm 2000 là thời kỳ mạnh mẽ nhất trong việc tạo dựng vốn hóa liên quan đến CNTT.

Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất sau đó lại chậm lại vào giữa những năm 2000. Các đầu mối liên quan đến CNTT lớn nhất cho sự chậm lại sau năm 2004 cho thấy tác động của sự sụt giảm tăng trưởng phần cứng máy tính (giảm từ 0,38% xuống 0,12%).

Báo cáo đặt vấn đề này trong bối cảnh phát triển CNTT trong thời gian dài như một “công nghệ có mục tiêu chung”. Trong những năm 1990, các động lực thúc đẩy gia tăng năng suất đến từ các khoản đầu tư của công ty và chính phủ vào ICT, cũng như đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người và tổ chức. Ảnh hưởng của các khoản đầu tư này đến trễ là bởi quá trình triển khai và nhu cầu của các doanh nghiệp “tìm ra” cách tốt nhất để khai thác công nghệ mới. Theo cách tương tự, các công ty quốc tế vẫn đang khai thác các chiến lược để tối đa hóa tiềm năng đầy đủ của trí tuệ nhân tạo (AI) và robot, cũng như các phát triển công nghệ quan trọng khác như đám mây, phân tích dữ liệu lớn và 5G. Dựa trên điều này, chúng ta có thể hy vọng rằng một sự gia tăng năng suất được hỗ trợ bởi thế hệ  CNTT mới này sẽ tác động đến nền kinh tế trong 10 - 15 năm tới.

Biểu đồ 1: Năng suất lao động của Mỹ, Nhật và Châu Âu từ 1970 - 2016

Nhóm nghiên cứu Trung tâm hiệu suất kinh tế của LSE cung cấp một số ví dụ về cách thức 'các siêu sáng tạo’ mới quan trọng như các xe tự hành và các trung tâm điều hành bằng AI có thể ảnh hưởng đến năng suất và việc làm trong thập kỷ tới.

Trong trường hợp xe tự hành, việc giảm tới 60% lực lượng lái xe tại Hoa Kỳ trong 10 năm song hành cùng với mức tăng 0,2%/năm về năng suất lao động và làm tăng thêm 1% trong sa thải lao động. Tuy nhiên, mức độ sa thải này chỉ bằng khoảng 1/10 quy mô hàng năm trong cuộc suy thoái gần đây nhất và tăng trưởng năng suất sẽ bằng khoảng 9% mức tăng trưởng trung bình được thấy trong các chu kỳ kinh tế gần đây. Tuy nhiên, báo cáo LSE lưu ý rằng những tính toán này không tính đến các tác động đối kháng, chẳng hạn như cách các công nhân bị sa thải có thể được chuyển sang các lĩnh vực mới hoặc hiện có, có lợi gián tiếp từ tác động tăng trưởng của siêu đổi mới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tác động của ICT trong phát triển kinh tế - xã hội (Kỳ 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO