Tác động tích cực của Hiệp định RCEP đến kinh tế Việt Nam

TC| 11/11/2022 15:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhờ có các hiệp định tự do thương mại, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra từ trước và tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa nhờ RCEP.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký vào năm 2020 giữa ASEAN với 5 nước đối tác, bao gồm: Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Với việc Hiệp định RCEP được ký kết, khoảng 90% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ trong vòng 20 năm. Tốc độ cắt giảm các dòng thuế ở các nhóm ngành khá khác nhau. Ngoài việc xóa bỏ một số dòng thuế, việc ký kết RCEP cũng giúp Việt Nam được hưởng nhiều cam kết thuận lợi trong thương mại như thủ tục hải quan được đơn giản hóa, minh bạch, các tranh chấp thương mại được giải quyết đảm bảo, hay những cam kết liên quan đến đầu tư, mở cửa thị trường và bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ…

Mới đây, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Konrad - Adenauer - Stiftung Việt Nam (Viện KAS) đã tổ chức Hội thảo: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) định hình các chuỗi cung ứng ở Việt Nam như thế nào?

TS Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc NCIF, cho biết ngoài các cam kết của một hiệp định thương mại tự do truyền thống, Hiệp định RCEP còn có thêm các cam kết về thương mại điện tử, mua sắm công, cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, viễn thông... Đặc biệt, một trong những điểm quan trọng của Hiệp định RCEP là hài hòa hóa nguồn gốc xuất xứ khu vực với việc áp dụng phương pháp cộng gộp tỷ lệ xuất xứ, từ đó mở ra khá nhiều cơ hội và lợi ích cho các xuất khẩu nội khối.

Theo các báo cáo đánh giá về tác động của RCEP, tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế khu vực rất tích cực và to lớn. Dự đoán, thu nhập toàn khu vực sẽ tăng khoảng 0,6% đến năm 2030, tương đương với mức tăng thêm 245 tỷ USD mỗi năm và có 2,8 triệu việc làm được tạo thêm. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, Hiệp định RCEP sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và tới năm 2030, xuất khẩu sẽ tăng ở mức 11,4%.

Đặc biệt, tại Hội thảo, TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban, Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, cho rằng RCEP có vai trò quan trọng trong định hình các chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Theo báo cáo “Ảnh hưởng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam” của NCIF và KAS, việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định RCEP và được hưởng mức áp dụng thuế và các quy tắc xuất xứ thống nhất trong RCEP sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt với một số mặt hàng mà Việt Nam tham gia cung ứng nhiều như dệt may, ô tô, một số sản phẩm điện tử.

Nhờ có các hiệp định tự do thương mại, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra từ trước và tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa nhờ RCEP. Ngoài ra, khi các nhà đầu tư lớn trong khu vực đẩy mạnh chuyên môn hoá để phát triển chuỗi cung ứng, thì kỳ vọng về dòng vốn FDI của Việt Nam cũng tăng lên./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Tác động tích cực của Hiệp định RCEP đến kinh tế Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO