Tại sao doanh nghiệp cần giám sát an toàn thông tin bằng DFIR và CA?
Xu hướng phòng ngừa nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng một cách chủ động trên thế giới đang ngày một phát triển mạnh mẽ khi các hoạt động trên nền tảng số ngày một gia tăng như một nhu cầu tất yếu. Digital Forensic & Incident Response (DFIR) và Compromise Assessment (CA) là 2 cái tên được ưa chuộng trong thế giới bảo mật khi cần đối phó với sự cố cũng như ngăn ngừa từ gốc rễ.
Thiếu chủ động giám sát sẽ tạo ra lỗ hổng an ninh cho doanh nghiệp.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ an ninh mạng tiềm ẩn. Phần lớn chỉ quan tâm đến bảo mật khi xảy ra sự cố hoặc phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, bỏ qua yếu tố giám sát chủ động và đánh giá định kỳ. Điều này vô tình tạo ra "khoảng trống" trong chiến lược bảo mật, để lại nhiều lỗ hổng mà kẻ tấn công có thể khai thác.
Trên thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn như CREST đã trở thành thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo mật. CREST là tổ chức quốc tế cung cấp chứng nhận cho các dịch vụ bảo mật, đặc biệt là các dịch vụ như DFIR và CA. Việc một đơn vị đạt được chứng nhận CREST đồng nghĩa với việc họ tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt, có năng lực kỹ thuật cao và đáng tin cậy.
“Giải mã” các cuộc tấn công phức tạp nhờ DFIR
Digital Forensic & Incident Response (DFIR) là dịch vụ điều tra và ứng phó sự cố mạng, cung cấp giải pháp tức thời cho các vấn đề an ninh. DFIR đóng vai trò như một tấm khiên và một thanh kiếm trong bảo mật an ninh mạng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các cuộc tấn công, mà còn có khả năng phản hồi, xử lý và khôi phục từ các sự cố an ninh mạng một cách nhanh chóng. Khi sự cố xảy ra, các đội ngũ DFIR sẽ sử dụng các công cụ pháp chứng số (Digital Forensic) để xác định nguồn gốc, phạm vi và tác động của cuộc tấn công, đồng thời tiến hành các biện pháp đối phó để giảm thiểu thiệt hại.
Theo chuyên gia VSEC nhận định trong những thời điểm nguy cấp như khi bị tấn công bởi ransomware, DFIR hiện nay là giải pháp cứu cánh giúp khôi phục dữ liệu và điều tra sâu về cách thức hệ thống bị xâm nhập. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn tăng cường sức mạnh phòng thủ cho tương lai.
Những yếu tố chính của dịch vụ DFIR bao gồm: Thu thập chứng cứ số; Phân tích và giải mã tấn công; Ứng phó nhanh chóng. Bằng cách phát hiện sớm, xử lý và phòng ngừa các mối đe dọa mạng, chúng ta có thể đảm bảo rằng dữ liệu và hệ thống của chúng ta luôn được bảo vệ và an toàn. Có thể nói, DFIR là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược bảo mật của mọi tổ chức và cá nhân.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang dần ứng dụng phương pháp xử lý sự cố mất an toàn thông tin mạng theo hướng dẫn của NIST (NIST SP 800-61) nhằm chuẩn hóa quy trình phản ứng và nâng cao khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai đầy đủ bốn giai đoạn chính: Chuẩn bị, phát hiện & phân tích, ứng phó và khôi phục. Thiếu hụt chuyên gia và sự phức tạp của các cuộc tấn công khiến việc xử lý sự cố trở thành một thách thức. Sử dụng dịch vụ DFIR từ các nhà cung cấp bảo mật uy tín giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian phản ứng và tối ưu hóa quy trình khắc phục hậu quả sự cố.
"Giám sát để phát hiện sớm nguy cơ"
Trong khi DFIR tập trung vào điều tra sự cố sau khi xảy ra, Compromise Assessment (CA) lại đóng vai trò tìm kiếm các dấu hiệu xâm nhập hệ thống đã hoặc đang xảy ra trên hệ thống công nghệ thông tin, để xác định hệ thống đã bị tấn công hoặc thỏa hiệp (compromise) hay chưa. Để thực hiện được việc này, các chuyên gia VSEC sẽ thực hiện tìm kiếm, săn tìm dấu hiệu tấn công/thỏa hiệp bằng các công cụ phân tích chuyên sâu theo các kỹ thuật của kẻ tấn công.
Theo chia sẻ chuyên gia của VSEC: “CA là một quy trình kiểm tra toàn diện hệ thống, tìm kiếm các dấu hiệu nhỏ nhất của sự thỏa hiệp an ninh. Đây chính là lớp phòng thủ mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phát hiện và xử lý những lỗ hổng tiềm ẩn mà kẻ tấn công có thể đang khai thác”.
Tiêu chuẩn toàn cầu trong bảo mật
Trên thị trường quốc tế, chứng nhận CREST đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật, đặc biệt là trong các lĩnh vực như DFIR và CA. CREST đánh giá nghiêm ngặt khả năng kỹ thuật và quy trình của các đơn vị, đảm bảo rằng các dịch vụ này đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy.
Đặc biệt, vào ngày 2/10/2024, tại sự kiện CYBERSEC VIETNAM CONFERENCE 2024 diễn ra tại Hồ Chí Minh, ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT của VSEC, đồng thời là Đại sứ của CREST tại Việt Nam, đã trình bày về xu hướng và tầm quan trọng của bảo mật chủ động trong môi trường số hiện nay, làm rõ vai trò của CREST trong việc nâng cao tiêu chuẩn an ninh mạng nhằm xây dựng niềm tin số . Đây là cơ hội để các doanh nghiệp hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc giám sát và đánh giá định kỳ thông qua các dịch vụ như DFIR và CA, đồng thời có cái nhìn tổng quan về những yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế mà CREST mang lại.
“VSEC không chỉ tiên phong trong việc đạt chứng nhận CREST cho cả hai dịch vụ Pentest và SOC, mà còn là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa ra định hướng chuẩn hóa dịch vụ an ninh mạng theo CREST. Điều này không chỉ giúp nội bộ VSEC chuẩn hóa quy trình làm việc mà còn đảm bảo rằng đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có đủ năng lực để đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất trong ngành” Ông Lượng cho biết thêm.
Giới thiệu về VSEC
Tại Việt Nam, VSEC là đơn vị tiên phong trong việc đạt được chứng nhận CREST cho cả hai dịch vụ SOC (Security Operations Center) và Pentest (kiểm thử xâm nhập). Điều này khẳng định vị thế của VSEC là nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng uy tín, với các tiêu chuẩn bảo mật tuân thủ quy trình quốc tế nghiêm ngặt, có khả năng bảo vệ toàn diện cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Với đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, 100% chuyên gia đạt chứng chỉ quốc tế VSEC không chỉ cung cấp các dịch vụ DFIR và CA chất lượng cao mà còn đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đạt chứng nhận CREST cho thấy năng lực của VSEC trong việc cung cấp các giải pháp bảo mật đáp ứng nhu cầu toàn cầu, giúp doanh nghiệp an toàn trước các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi.