An toàn thông tin

Tấn công DDoS vào cơ sở hạ tầng số gia tăng trên toàn cầu

Hạnh Tâm 08:28 04/07/2023

Theo công ty an ninh mạng Nexusguard, năm 2022, tổng số cuộc tấn công DDoS trên toàn thế giới đã tăng 115,1% so với số lượng quan sát được vào năm 2021.

Dữ liệu cũng cho thấy những kẻ tấn công mạng đang tiếp tục thay đổi các xu hướng tấn công của chúng bằng cách nhắm mục tiêu vào các nền tảng ứng dụng, các cơ sở dữ liệu trực tuyến và các hệ thống lưu trữ dựa trên đám mây trong các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet).

a1.jpg

Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng lớn trên toàn cầu khi các tổ chức tiếp tục chuyển lượng lớn khối lượng công việc của họ lên đám mây.

Số vụ tấn công DDoS trên toàn thế giới

Mặc dù tổng số các cuộc tấn công DDoS đã tăng gấp đôi, nhưng lưu lượng các cuộc tấn công lớn nhất là 361,9 gigabit/giây (Gbps) giảm 48,2% so với những cuộc tấn công được đo vào năm 2021. Lưu lượng cuộc tấn công trung bình cũng giảm 22,4%.

Cũng tương tự như năm 2021, phần lớn các mối đe dọa DDoS (85,6%) vào năm 2022 là các cuộc tấn công theo xu hướng đơn lẻ. Các cuộc tấn công dựa trên UDP (giao thức cho phép truyền dữ liệu mà không cần tạo kết nối giữa các máy chủ) và TCP (giao thức điều khiển truyền nhận) là phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 72,5% và 23,0%.

Những phát hiện quan trọng khác bao gồm: Ba xu hướng tấn công DDoS hàng đầu là kiểu tấn công khuếch đại NTP (kiểu tấn công bằng các gói tin mà kẻ tấn công khai thác máy chủ NTP - Network Time Protocol - đang hoạt động), tấn công memcached (tấn công lợi dụng lỗ hổng memcached - một hệ thống lưu trữ bản sao các đối tượng và dữ liệu được truy cập nhiều lần để tăng tốc độ truy xuất ) và tấn công UDP (tấn công DDoS làm ngập mạng nạn nhân với các gói giao thức dữ liệu người dùng UDP).

Các cuộc tấn công dựa trên UDP đã tăng 121,3% so với năm trước (YoY). Các cuộc tấn công dựa trên TCP và các cuộc tấn công khác cũng tăng lên đáng kể. Các cuộc tấn công khuếch đại tăng 414,6% YoY. Các cuộc tấn công ứng dụng đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với 718,1% YoY.

Những xu hướng tấn công DDoS do AI cung cấp

Các IoT có thể hữu ích cho người dùng và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên, điều này đôi khi chỉ đúng với một số thiết bị IoT. Những thiết bị này có bề mặt tấn công lớn và thường bị bỏ qua các nguyên tắc bảo mật trong khi thiết kế. Một số công cụ đã cho phép những kẻ tấn công đăng nhập khiến nhiều khi người dùng phải thay đổi ID của họ.

Khi thế giới tôn vinh sự phát triển của ChatGPT cũng như các khả năng học máy và trí tuệ nhân tạo khác thì tin tặc (hacker) cũng tiếp tục đầu tư vào các tính năng tương tự. Tin tặc và các tổ chức trên toàn cầu đều cùng tuyển dụng các kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML). Thông thường, tin tặc và các tổ chức quốc tế là đối thủ cạnh tranh của cùng một nhóm tài năng.

Khi mà các tổ chức trên toàn cầu nhận ra giá trị của AI cũng như tính năng để xử lý và hợp lý hóa dữ liệu thì những tin tặc cũng thấy giá trị của tiến trình xử lý tấn công DDoS trước đây hoặc hiện tại nên đã tận dụng AI và ML để dự đoán một cuộc tấn công thành công trong tương lai.

Juniman Kasman, Giám đốc công nghệ (CTO) của Nexusguard cho biết: “Mặc dù quy mô các cuộc tấn công DDoS đã giảm vào năm 2022, nhưng chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tổng số các cuộc tấn công, khiến nhu cầu nâng cao nhận thức và cảnh giác hiện nay trở nên cấp thiết hơn”.

Juniman Kasman kết luận: “Những kẻ tấn công mạng vẫn tiếp tục nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) cấp độ ASN, đặc biệt là các ISP. Điều này sẽ gây sự ảnh hưởng vô cùng lớn vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực tới cả các tổ chức dựa vào những nhà cung cấp đó”./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tấn công DDoS vào cơ sở hạ tầng số gia tăng trên toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO