Tấn công mạng gia tăng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như thế nào?

Trần Thiên| 30/11/2021 12:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo các chuyên gia, đã đến lúc ngừng cho rằng người tiêu dùng không biết hoặc không quan tâm đến các rủi ro tấn công mạng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những giải pháp bảo mật phù hợp và mạnh mẽ.

Nếu một cửa hàng bạn thường xuyên ghé qua để mua sắm bị tấn công mạng, bạn có thể cảm thấy lo lắng, như ai đó sẽ lấy mất ví của bạn. Các vụ tấn công mạng hoặc vi phạm dữ liệu và loại cảm giác này không phải là mới. Tần suất sự cố ngày càng tăng, chi phí và tác động của các cuộc tấn công mạng là cũng tăng theo. Người tiêu dùng đang nhận thức rõ hơn về các cuộc tấn công mạng hơn bao giờ hết. Rốt cuộc, các sự cố tấn công mạng đã ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng thường xuyên hơn, chẳng hạn như khi những kẻ tấn công đánh cắp thông tin cá nhân của họ trong một phi vụ thâm nhập trái phép vào mạng lưới một công ty lớn.

Tấn công mạng vào doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng

Khi những kẻ tấn công xâm phạm dữ liệu của công ty, người tiêu dùng sẽ “chịu chung số phận” về những tác động có thể xảy ra. Tác động đầu tiên dễ đo lường nhất là giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên.

Bởi vì, các công ty phải “chịu trận” những chi phí đắt đỏ để giải quyết hậu quả tấn công mạng, để trả tiền chuộc ransomware, họ phải trả phí bảo hiểm cao hơn, trả phí luật sư để đảm bảo sự tuân thủ các quy định, ngăn chặn gián đoạn hoạt động, chi phí lấy lại dữ liệu và mạng lưới cùng những chi phí khác. Chi phí này do các công ty chịu, nhưng cuối cùng lại làm tăng giá tiêu dùng.

Và chi phí phòng chống tấn công đang tăng lên hàng năm. Ví dụ, chi phí trung bình của một cuộc tấn công ransomware là 1,85 triệu USD vào năm 2020 - gấp đôi năm trước, theo một cuộc khảo sát của hãng bảo mật Sophos.

Những con số này có vẻ sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai. Theo dự đoán của Cybersecurity Ventures, chi phí tội phạm mạng trên toàn thế giới sẽ tăng 15% mỗi năm trong vòng 5 năm tới, đạt 10,5 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025. Đây là sự gia tăng chi phí kinh doanh, và sẽ được phản ánh vào giá tiêu dùng.

Tác động lớn khác của các cuộc tấn công mạng của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng là khi một cuộc tấn công vi phạm dữ liệu khách hàng. Nhiều loại tấn công khiến khách hàng dễ bị đánh cắp danh tính và các loại gian lận khác. Khi những kẻ tấn công bán dữ liệu khách hàng trên dark web và những tên tội phạm khác mua dữ liệu đó, chúng có thể biến một cuộc tấn công doanh nghiệp thành hàng trăm cuộc tấn công khác. Nó có thể biến thành gian lận thẻ tín dụng, đánh cắp danh tính và một thế giới lừa đảo khác. Các cuộc tấn công mạng có thể xảy ra một lần, nhưng những hậu quả gian lận liên quan đến danh tính và dữ liệu cá nhân sẽ là mãi mãi.

Người tiêu dùng nghĩ gì về các cuộc tấn công mạng?

Cộng đồng nhận thức rõ về các cuộc tấn công mạng. Theo khảo sát của KPMG, hơn 3/4 người tiêu dùng lo ngại về tính riêng tư dữ liệu của họ. Những lo lắng về dữ liệu cá nhân được các công ty lưu giữ đi kèm với lo ngại về việc dữ liệu đó bị đánh cắp hoặc bị xâm phạm bởi một cuộc tấn công mạng.

Theo khảo sát của Norton, khoảng 63% người tiêu dùng lo lắng về việc dữ liệu của họ bị đánh cắp. Và ngày càng có nhiều báo cáo công khai trên các phương tiện truyền thông về các cuộc tấn công mạng lớn và tác động của chúng đã thúc đẩy mối quan tâm này.

Sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng vào các doanh nghiệp đã làm gia tăng nỗi lo của người tiêu dùng trong năm qua. Theo khảo sát của Norton, khoảng 44% cảm thấy nguy cơ do tội phạm mạng gây ra cao hơn so với trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Những nỗi lo đó là có thật và ngày càng tăng. Nỗi lo về nguy cơ tấn công mạng thể hiện như thế nào trong hành động của người tiêu dùng?

Hành vi và thái độ của người tiêu dùng thay đổi khi xảy ra tấn công mạng

Tác động chính do tâm lý lo ngại về các cuộc tấn công mạng, là khách hàng mất niềm tin vào các thương hiệu bị tấn công. Và sự ngờ vực này khiến người tiêu dùng từ bỏ thương hiệu.

Đa số (59%) người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tránh các công ty bị tấn công mạng trong năm qua, theo một cuộc khảo sát của Arcserve. Điều này có nghĩa là khách hàng có khả năng chuyển từ công ty bị tấn công sang các công ty khác trên thị trường.

Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về việc các công ty lưu trữ dữ liệu của họ. Bởi vì, dữ liệu đó cung cấp cho bọn tội phạm thông tin chúng cần để khởi động các cuộc tấn công lừa đảo và các mối đe dọa khác chống lại chúng. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong ngành dịch vụ tài chính và liên quan sâu sắc đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Tin tốt là trước những phản ứng như trên của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể củng cố và tăng sự cạnh tranh của chính mình trong thời đại số. Chẳng hạn, họ có thể giải quyết nỗi lo lắng của khách hàng bằng một số cách. Đầu tiên, thiết lập bảo mật rất mạnh và bảo vệ dữ liệu khách hàng. Ngoài ra, thông báo cho khách hàng chính xác lý do tại sao dữ liệu của họ được an toàn.

Đã đến lúc ngừng cho rằng người tiêu dùng không biết hoặc không quan tâm đến tình hình an toàn thông tin. Họ hiểu rõ điều đó. Đó là lý do tại sao các tổ chức cần có tư thế bảo mật phù hợp. Kết hợp điều đó với một thông điệp rõ ràng và tôn trọng. Doanh nghiệp sẽ cần đến điều đó trong kỷ nguyên mới, khi các mối đe dọa tấn công mạng gia tăng, và nhận thức, mối quan tâm của cộng đồng cũng tăng theo./.

Bài liên quan
  • Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn
    Trong bối cảnh số hóa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích to lớn là những thách thức không nhỏ đến từ an ninh mạng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Tấn công mạng gia tăng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO