Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dịp cuối năm

Hải Anh| 05/11/2022 10:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời điểm cuối năm chính là lúc nhu cầu sản xuất tiêu dùng và mua sắm tăng cao. Lợi dụng điều này, các hoạt động buôn lậu, bán hàng giả, hàng kém chất lượng được dự báo sẽ diễn biến phức tạp.

Chú trọng công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa để chống gian lận thương mại

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng nhái đang được các cơ quan chức năng triển khai tích cực. Mới đây, kế hoạch về kiểm tra, kiểm soát thị trường trong những tháng cuối năm và dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán đã được Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên ký ban hành.

Theo đó, Kế hoạch đưa chỉ rõ những vấn đề cần chú trọng trong công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa để chống nhập lậu, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt kiểm soát, xử lý có trọng tâm, trọng điểm các đối tượng kinh doanh hoặc những hoạt động có tổ chức tập kết, vận chuyển hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại. Các mặt hàng cần lưu ý vì thường xảy ra hiện tượng nhập lậu là thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử, các loại đồ chơi như pháo nổ, đồ chơi ảnh hưởng tới sức khỏe và nhân cách trẻ em. Vấn đề an toàn thực phẩm cũng cần được chú trọng, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng như thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc gia cầm; những mặt hàng phục vụ dịp tết như thực phẩm bánh kẹo rượu, bia, nước giải khát … 

Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa chống nhập lậu, hàng giả, nhái và gian lận thương mại nhằm góp phần ổn định thị trường hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kế hoạch số 16/KH-QLTTHN ngày 31/10/2022 đã nhấn mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2022, dịp Tết Dương lịch; trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Để nâng cao hiệu quả cho công tác ổn định thị trường dịp cuối năm, Kế hoạch yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan chủ động phối hợp kiểm tra các điểm tập kết, kho hàng tại địa bàn các quận, huyện trong thủ đô và các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, phía Nam ra Hà Nội tiêu thụ và ngược lại. Hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh cũng cần được lưu ý nhằm tránh để sai sót xảy ra, tăng cường chống buôn lậu, hàng cấm tại cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài.

Kế hoạch chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dịp cuối năm của thủ đô Hà Nội cũng yêu cầu phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, với Sở Công thương Hà Nội để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, không để xảy ra biến động về giá cả, đặc biệt là giá các mặt hàng tiêu dùng; ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá không đúng quy định của pháp luật. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng cần được chú trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động giữ vững ổn định thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cần được tiến hành song song, kết hợp với phổ biến tuyên truyền pháp luật đến các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh để các tổ chức chấp hành đúng quy định của Nhà nước; thực hiện cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dịp cuối năm - Ảnh 1.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng nhái đang được các cơ quan chức năng triển khai tích cực.

Tại TP.HCM, Cục Quản lý thị trường thành phố cũng được giao chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát để chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dịp cuối năm. Các hoạt động kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi kinh doanh trái pháp luật như nhập lậu hàng hóa, lưu hành hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng cũng sẽ được tăng cường. Các mặt hàng tiêu dùng, thiết yếu sẽ được chú trọng cao hơn trong dịp cuối năm, cũng như kiểm tra sát sao các hoạt động vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc gia cầm, không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Các sở, ngành lực lượng chức năng cũng cần phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường TP.HCM để chặt chẽ kiểm soát các đầu mối giao thông như bến xe, ga xe lửa, bến cảng…, từ đó có thể kịp thời phát hiện các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ngăn chặn trước khi để những hàng hóa này được lưu thông trên thị trường.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính

Thời điểm cuối năm chính là lúc nhu cầu sản xuất tiêu dùng và mua sắm của người dân, doanh nghiệp tăng cao, vì thế, lợi dụng lúc nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng mạnh, các hoạt động buôn lậu, bán hàng giả, hàng kém chất lượng được dự báo sẽ diễn biến phức tạp. 

Mới đây, Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết hơn 12.200 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm đã bị các lực lượng chức năng cả nước phát hiện và xử lý trong 9 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, có hơn 82.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế, hơn 1.800 vụ hàng giả bị phát hiện và xử lý. 

Các đợt thanh tra, kiểm tra trong tháng 10 vừa qua của lực lượng chức năng cũng đã phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh, thương mại, trong đó có các mặt hàng thực phẩm đang thịnh hành hiện nay như móng lợn, chân gà, đùi lợn muối kiểu Tây Ban Nha… Nhiều thực phẩm đã hết hạn sử dụng và được phù phép dán hạn sử dụng mới để tung ra thị trường.

Nhằm bình ổn thị trường và bảo vệ người tiêu dùng trước thời điểm có khả năng tăng cao các hành vi gian lận thương mại trong cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương lên kế hoạch hành động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa cần được nâng cao cảnh giác.

Để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vấn đề buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái dịp Tết nguyên đán, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo 389 thành phố cho biết UBND thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ban ngành liên quan, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp nhằm kiểm tra kiểm soát, phát hiện và xử lý các vụ việc, răn đe, trấn áp những hành vi xấu có khả năng xảy ra.

Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 đã được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký ban hành ngày 13/9/2022 nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Kế hoạch sẽ góp phần ổn định trật tự, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính, tăng cao kim ngạch xuất nhập khẩu; từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các hoạt động chống buôn lậu, chống hàng giả hàng nhái cũng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO