Tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế

03/11/2015 21:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 31/10/2013, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã ký Chỉ thị số 75/CT-BTTTT về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế. Chỉ thị này nêu rõ vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông trong việc quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng dịch vụ và cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

Theo Chỉ thị, Cục Viễn thông là đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phương án giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế trên cơ sở giá thành, quan hệ cung cầu trên thị trường, phù hợp mặt bằng giá cước của khu vực và quốc tế; thường xuyên theo dõi và cập nhật đầy đủ tình hình biến động giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế của Việt Nam, khu vực và quốc tế để có những dự báo kịp thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế phù hợp với thị trường; trong từng thời kỳ, căn cứ vào giá cước thanh toán quốc tế mà các doanh nghiệp áp dụng trên thực tế, Cục Viễn thông công bố giá cước thông thường của dịch vụ viễn thông quốc tế và tỷ lệ phần trăm (%) xác định việc phá giá gây mất ổn định thị trường dịch vụ viễn thông quốc tế, làm cơ sở cho các doanh nghiệp xác định giá cước thanh toán quốc tế với các đối tác nước ngoài…

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp viễn thông cố tình vi phạm các quy định về quản lý nói chung và giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế nói riêng; phối hợp với Cục Viễn thông, các cơ quan chức năng của Bộ Công an để phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái phép và trộm cắp cước dịch vụ viễn thông quốc tế. Và trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh là phải phối hợp với Cục Viễn thông, Thanh Tra Bộ trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông phải xác định và báo cáo về Cục Viễn thông giá thành dịch vụ viễn thông quốc tế định kỳ và đột xuất theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTTTT ngày 30/10/2012 về Quy định phương pháp xác định và chế độ báo cáo giá thành dịch vụ viễn thông. Các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế có vị trí thống lĩnh thị trường cần xây dựng và ban hành giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế không được thấp hơn giá thành theo quy định tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 55 Luật Viễn thông và Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; khi điều chỉnh giá cước thu khách hàng, khi thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá cước, doanh nghiệp phải đăng ký với Cục Viễn thông trước khi điều chỉnh giá cước thu khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định.

Chỉ thị đã nêu ra 8 quy định rõ ràng quy định chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế. Theo đó, các doanh nghiệp này phải ban hành và thực hiện giá cước trên cơ sở giá thành, cung cầu trên thị trường và mặt bằng giá cước trong khu vực và quốc tế. Đồng thời, nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm đàm phán với các đối tác nước ngoài đảm bảo giá cước thanh toán quốc tế không vi phạm giá cước thông thường của dịch vụ viễn thông quốc tế trên thị trường Việt Nam và mức bán phá giá do Cục Viễn thông công bố theo từng thời kỳ. Đặc biệt, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp này phải chủ động nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT; xem xét và đề xuất với Cục Viễn thông giá cước dịch vụ truy nhập Internet trên di động và các gói cước áp dụng với dịch vụ OTT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO