Tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai

Trần Đình| 16/09/2021 15:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Các đơn vị cần ưu tiên sử dụng dịch vụ trực tuyến, hội nghị truyền hình, các ứng dụng họp, hội nghị trực tuyến để tổ chức các cuộc họp, hội nghị liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai.

Trước tình hình bão lũ diến biến phức tạp từ nay đến cuối năm, Bộ TT&TT vừa có Công điện số 03/CĐ-BTTT ngày 14/09//2021 gửi các các đơn vị trực thuộc, các Sở TT&TT và các doanh nghiệp BCVT triển khai các nhiệm vụ để sẵn sàng đối phó với thiên tai.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai - Ảnh 1.

Nhân viên kỹ thuật VNPT thường xuyên ứng trực khắc phục hậu quả của bão lũ, bảo đàm liên lạc thông suốt, an toàn. (Ảnh: VNPT).

Theo đó, các đơn vị trong ngành cần tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai, ưu tiên sử dụng dịch vụ hội nghị truyền hình, các ứng dụng họp, hội nghị trực tuyến để tổ chức các cuộc họp, hội nghị liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai. Đặc biệt là tại những địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hạn chế tối đa việc việc tiếp xúc trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Triển khai các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai khác nhau. Đặc biệt chú trọng đến những trường hợp thiên tai xảy ra bất thường với cường độ mạnh ngoài dự báo hay siêu bão, lũ lớn, ngập lụt kéo dài nhiều ngày... Vận dụng nguyên tắc "4 tại chỗ" để dự trù lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí, đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng triển khai thực hiện pháp luật về PCTT. Nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai, biện pháp phòng tránh; phổ biến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các loại hình thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông:

Triển khai các phương án đảm bảo sẵn sàng thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lớn phù hợp với tình hình thực tế của thiên tai và dịch bệnh Covid-19.

Chỉ đạo các đơn vị thành viên, chi nhánh tại các tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu về đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp tại địa phương; tăng cường trang bị hệ thống thông tin liên lạc tại các địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai.

Tiếp tục thực hiện chủ trương ngầm hoá mạng ngoại vi; nâng tầng, kiên cố hóa nhà trạm, phòng máy, cột ăng ten, đảm bảo chịu được rủi ro thiên tai cấp IV trên toàn quốc. Lập danh sách các trạm thu phát sóng kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV gửi Sở TTTT để lên phương án chuyển vùng dịch vụ khi có thiên tai xảy ra nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó thiên tai.

Tăng cường năng lực mạng thông tin di động phục vụ công tác ứng phó thiên tai; kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng trang thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện và các thiết bị dự phòng sẵn sàng phục vụ đảm bảo thông tin liên lạc cho công tác chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai. Sẵn sàng các phương án sử dụng chung hạ tầng khi có thiên tai. Sẵn sàng tổ chức nhắn tin đến các thuê bao trong vùng dự kiến chịu ảnh hưởng của thiên tai khi có yêu cầu.

Tiếp tục rà soát, lập danh sách các xã chưa có trạm thu phát sóng kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV của doanh nghiệp trên toàn quốc và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành trong năm 2021.  Thực hiện mục tiêu trong năm 2021 mỗi xã có ít nhất 01 trạm thu phát sóng kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp IV.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO