Xã hội @

Tạo nền tảng mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế - xã hội

Hồng Nhung 17/11/2024 10:22

Sau gần 30 năm, kể từ ngày 19/11/1997 khi bắt đầu kết nối internet toàn cầu, đến nay Việt Nam đã có một nền tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ với tốc độ hàng đầu trên thế giới. Việc phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.

Chính sách song hành cùng tốc độ phát triển

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam dùng internet đạt gần 80% số người dân dùng Zalo, TikTok, Facebook, YouTube, X ở mức cao, 79% người dân sử dụng điện thoại di động. Cả nước có hơn 64 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, 1.500 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Đây là những nền tảng thuận lợi cho không gian số tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam còn hạn chế. Tốc độ phát triển hạ tầng viễn thông, CNTT còn chậm, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển internet vạn vật, thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh; hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng chung quốc gia triển khai còn chậm.

Đáng chú ý, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho kinh tế số còn phân tán, thiếu và chưa được chuẩn hóa; hạ tầng thanh toán số chưa đồng bộ, chưa tận dụng được các hạ tầng chung, độ phủ chưa lớn; hạ tầng điện phục vụ cho hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, thiếu kết nối và tầm nhìn dài hạn.

Khắc phục những hạn chế nêu trên, Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 805/QĐ-TTg ngày 7/8/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến nay Việt Nam đã có một nền tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ với tốc độ hàng đầu trên thế giới.

Theo đó để nâng cao nhận thức, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 805/QĐ-TTg ngày 7/8/2024 thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó trách nhiệm triển khai thực hiện định hướng cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều vòng rà soát, sửa đổi, hoàn thiện dự thảo quy hoạch, bảo đảm cẩn trọng, kỹ lưỡng và cập nhật đầy đủ các nội dung mang tính chiến lược. Đồng thời tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín để hoàn thiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mở ra không gian phát triển mới

Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch các ngành liên quan về không gian. Trong đó việc bố trí, sử dụng các nguồn lực, để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có liên quan đến phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Tiến tới quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, bố trí không gian hạ tầng thông tin và truyền thông gắn với hạ tầng kinh tế - xã hội. Từ đó tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, tạo môi trường kiến tạo giá trị mới cho đất nước trong kỷ nguyên công nghệ số.

Việc Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế - xã hội. Tạo động lực gắn kết sự phát triển trên không gian số với không gian phát triển vật lý truyền thống, tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Mục tiêu phát triển Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thống nhất trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng tạo lập môi trường an toàn tin cậy cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Đặc biệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Quy hoạch, bao gồm các nội dung chính: Dự án đầu tư công; Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; Kế hoạch sử dụng đất; Chính sách, giải pháp về thực hiện quy định của pháp luật về quy hoạch và về phát triển, sử dụng nguồn lực để thực hiện Quy hoạch. Trong đó Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.

Cụ thể, về dự án đầu tư công, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông do các bộ, ngành, địa phương (Bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố) chủ trì phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.

Đối với nhóm các dự án hạ tầng thông tin và truyền thông ưu tiên đầu tư do Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, tổ chức, điều phối: Nhóm dự án hạ tầng bưu chính, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về bưu chính; Nhóm dự án hạ tầng số, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về viễn thông; Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin; Nhóm dự án công nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin; Nhóm dự án an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.

Trong đó nhóm các dự án hạ tầng thông tin và truyền thông ưu tiên đầu tư do các bộ, ngành, địa phương (Bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố) chủ trì, tổ chức, điều phối: Nhóm dự án hạ tầng số, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về viễn thông; Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin; Nhóm dự án công nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin; Nhóm dự án an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bao gồm cả các dự án phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.

Về dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công bao gồm nhóm các dự án hạ tầng thông tin và truyền thông ưu tiên đầu tư do các doanh nghiệp thực hiện, cụ thể: Nhóm dự án hạ tầng bưu chính; Nhóm dự án hạ tầng số, bao gồm cả các dự án cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước về viễn thông; Nhóm dự án ứng dụng công nghệ thông tin; Nhóm dự án công nghiệp công nghệ thông tin; Nhóm dự án an toàn thông tin mạng, an ninh mạng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tạo nền tảng mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO