“Thách thức ĐMST Việt Nam 2022”: tìm kiếm giải pháp thúc đẩy CĐS, nâng cạnh tranh

Anh Minh| 25/10/2022 11:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 25/10 tại Hà Nội, chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, được tổ chức bởi Trung tâm ĐMST Quốc gia (NIC) và Tập đoàn Meta chính thức được phát động.

Thách thức ĐMST Việt Nam: Vì một Việt Nam thịnh vượng

Thách thức Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam (Vietnam Innovation Challenge) là chương trình thường niên nằm trong khuôn khổ Sáng kiến ĐMST Việt Nam (InnovateVN).  Sáng kiến được khởi xướng bởi Bộ KH&ĐT, Trung tâm ĐMST quốc gia phối hợp cùng các tập đoàn công nghệ, các đối tác trong nước và quốc tế triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên ĐMST với các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, quy trình mới. 

Sáng kiến hướng đến hỗ trợ, phát triển 500 doanh nghiệp (DN)  tiên phong ĐMST dẫn dắt nền kinh tế vào năm 2030, cũng như, góp phần nâng cao năng lực ĐMST trong khu vực công tại các cơ quan trung ương và địa phương. Đồng thời, InnovateVN là hạt nhân phát triển hệ sinh thái ĐMST toàn diện tại Việt Nam, khởi tạo điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư công nghệ và ĐMST với sự tham gia của các tập đoàn lớn nhất trên thế giới.

Chia sẻ về mục tiêu chương trình Thách thức ĐMST Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Thách thức ĐMST Việt Nam sẽ là chương trình chiến lược để tìm kiếm các giải pháp ĐMST trên toàn thế giới nhằm giải quyết những thách thức quan trọng tầm quốc gia, hướng đến một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững. Chúng tôi kêu gọi sự hợp tác giữa khu vực công, khu vực tư nhân và các đối tác trong và ngoài nước chung tay hình thành, thử nghiệm và thực thi các sáng kiến ĐMST vì một Việt Nam thịnh vượng".

ĐMST cùng DN chuyển đổi số (CĐS), tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các DN đầu chuỗi lớn trong nước mua linh kiện, vật tư và hàng hóa trung gian khác từ các DN nội địa thay vì nhập khẩu đã mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam, giúp tăng trưởng kinh doanh, mở rộng xuất khẩu, gia tăng việc làm và dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.

Với mong muốn thu hút đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để các DN nhỏ và vừa Việt Nam tham gia chuỗi giá trị, chương trình Thách thức ĐMST Việt Nam 2022 sẽ tập trung tìm kiếm các giải pháp ĐMST và CĐS nhằm giúp nâng cao năng lực của các DN nhỏ và vừa, trong đó tập trung các các vấn đề như nâng cao năng lực quản trị của hệ thống DN nhỏ và vừa thông qua gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng nguồn thu từ mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới và nâng cao năng suất lao động từ quy trình mới, công nghệ mới; tăng cường liên kết giữa khu vực DN FDI, DN lớn với DN nhỏ và vừa trong nước.

Ngoài ra, chương trình cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy hỗ trợ các DN nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường liên kết và hiệu quả đối thoại chính sách giữa chính phủ và DN.

Về chương trình năm nay, TS. Rafael Frankel, Giám đốc Chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tập đoàn Meta, nhận định: “Thách thức ĐMST Việt Nam 2022 là minh chứng cho cam kết đồng hành của Meta đối với chính phủ và các DN tại Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMST và CĐS quốc gia. Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng các giải pháp được đưa ra tại chương trình sẽ là những hạt nhân thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CĐS, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hơn 800.000 DN nhỏ và vừa tại Việt Nam".

Cơ hội hiện thực hóa các giải pháp ĐMST tại nhiều tỉnh, thành phố Việt Nam

Thách thức ĐMST Việt Nam 2022 kêu gọi các giải pháp và sáng kiến từ các tổ chức/cá nhân tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau các vòng tuyển chọn, 12 giải pháp xuất sắc nhất sẽ được tham dự buổi Lễ vinh danh Giải pháp ĐMST Việt Nam vào tháng 04/2023 với sự hiện diện của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các tập đoàn công nghệ, các nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực ĐMST. 

Ngoài giải thưởng và quyền lợi với tổng trị giá lên đến 300.000 USD, các giải pháp được lựa chọn sẽ được triển khai thực tế tại các tỉnh, thành phố Việt Nam. Đây là hoạt động quan trọng để kiểm chứng tính khả thi và nhân rộng những sáng kiến, giải pháp ĐMST trên khắp cả nước. 

Các tổ chức/cá nhân có giải pháp được lựa chọn cũng sẽ nhận được gói hỗ trợ toàn diện về nâng cao năng lực, nghiên cứu phát triển sản phẩm, không gian làm việc, quảng bá giải pháp và mở rộng thị trường từ NIC, Meta và các đối tác khác như USAID, Goldsun Media, Amazon Web Services, Viettel, CRIF D&B.../.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
“Thách thức ĐMST Việt Nam 2022”: tìm kiếm giải pháp thúc đẩy CĐS, nâng cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO