Tham gia gìn giữ hoà bình quốc tế, Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm

Trọng Thành| 21/08/2020 17:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Những năm qua, Việt Nam đã tích cực cử lực lượng sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ). Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân đạo quốc tế to lớn, khẳng định với thế giới về một hình ảnh đầy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Việt Nam thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên luật pháp quốc tế

Có thể khẳng định, việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ chính là một hoạt động đối ngoại quan trọng, thực hiện sứ mệnh hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế cao cả, thể hiện quyết tâm chính trị bền vững, lâu dài của Đảng, Nhà nước, quân đội nhân dân Việt Nam, trách nhiệm chủ động của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Hoạt động này được cộng quốc tế đồng tình, nhân dân ủng hộ.

Theo quy định tại Hiến pháp 2013, phần chế định bảo vệ Tổ quốc, đã ghi nhận nội dung quan trọng, nhấn mạnh trách nhiệm thực thi nghĩa vụ quốc tế của Nhà nước và Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam. Theo điều Điều 65 Hiến pháp 2013, quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa các lực lượng vũ trang Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, đồng thời thể hiện sự đổi mới về tư duy quốc phòng và chủ trương đối ngoại, hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Cũng theo Điều 70 Hiến pháp 1992, Điều 65 Hiến pháp năm 2013 có quy định, đề cập đến trách nhiệm của lực lượng vũ trang nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế, theo đó "lực lượng vũ trang nhân dân… cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế".

Quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết để Việt Nam "góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới" (Điều 64). Trên cơ sở đó, QĐND Việt Nam nói riêng và các lực lượng khác của Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động quân sự đối ngoại hòa bình, cụ thể là vào các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ của LHQ [1].

Quan điểm, lập trường của nhà nước Việt Nam trong việc coi hòa bình và an ninh quốc tế là cần thiết, tất yếu cho sự phát triển ổn định và bình đẳng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việc tham gia hoạt động này xuất phát từ việc các nước, đặc biệt là các nước độc lập dân tộc, đang phát triển, cũng như sự đánh giá cao của các cơ quan của LHQ mong muốn Việt Nam tham gia vì trên cơ sở hiểu rõ chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam là yêu chuộng, bảo vệ hòa bình, coi trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia; sự tin tưởng của LHQ vào năng lực của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc tham gia hoạt động này còn góp phần khẳng định đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt, phản ánh rõ nét sự đổi mới quan trọng về tư duy trong quá trình hội nhập quốc tế và đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập quốc tế về quốc phòng của Việt Nam, nhằm đáp ứng các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GGHBLHQ -  Việt Nam đóng phần vì nền hòa bình quốc tế - Ảnh 1.

Những cán bộ, chiến sỹ "Bộ đội Cụ Hồ" Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ hòa bình quốc tế của LHQ – Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Việt Nam sẽ không tham gia, không can thiệp vào các công việc nội bộ của các nước khác, chỉ luôn làm tốt vai trò là một quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp cho nỗ lực gìn giữ hòa bình thế giới bằng hành động cụ thể, làm tốt vai trò là một "đại sứ hòa bình" mong muốn quốc tế, thế giới biết, hiểu truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã hun đúc từ ngàn năm tinh thần thượng tôn pháp luật và yêu chuộng hòa bình.

Với những truyền thống tốt đẹp sẵn có, khi tham gia hoạt động này, Việt Nam mong muốn thế giới hiểu rõ chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ, góp phần tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và tạo điều kiện thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Như vậy, việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ không chỉ riêng Việt Nam, đối với các nước khác chính là một hoạt động nghĩa vụ của một quốc gia thành viên LHQ và phù hợp với Hiến chương của LHQ.

Việt Nam thực hiện tốt những cam kết, thành tích cao trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Để góp phần hiểu rõ hành trình chặng đường hình thành, phát triển, cũng như những kết quả đạt được, nhất là những đóng góp Việt Nam trong hoạt động này, chúng ta mới thấy được những nỗ lực, tích cực không ngừng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, đóng góp lớn vào sự ổn định, hòa bình chung của nhân loại, thế giới.

Ngay từ thập niên 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu thể hiện trách nhiệm đối với nỗ lực gìn giữ hòa bình LHQ thông qua việc đóng góp tài chính cho các hoạt động này.

Tháng 12/2013, Đề án Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay sau đó, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã được thành lập ngày 27/5/2014. Để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ công tác, Trung tâm được nâng cấp thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, ra mắt vào tháng 1/2018, song song với việc tổ chức chuyển giao Tổ công tác liên ngành về Gìn giữ hòa bình LHQ từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Quốc phòng. Từ khi thành lập đến nay, cơ quan này đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan; triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại các Phái bộ.

Năm 2018, LHQ đã công nhận Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam là 1 trong 4 Trung tâm Huấn luyện quốc tế ở khu vực để triển khai huấn luyện theo chương trình Đối tác 3 bên (Việt Nam, LHQ và một nước đối tác). Cũng trong thời gian năm 2018 - 2019, Việt Nam đồng chủ trì với LHQ và Nhật Bản tổ chức hai khóa huấn luyện vận hành trang bị công binh hạng nặng cho các lực lượng của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Đồng thời, LHQ đã chọn Việt Nam là địa điểm đăng cai tổ chức nhiều khóa tập huấn, điều này một lần nữa khẳng định LHQ đánh giá cao Việt Nam thực hiện tốt những cam kết và đạt kết quả cao khi tham gia nhiệm vụ giữ gìn hoà bình LHQ.

Cũng trong tháng 4/2019, Việt Nam đã nhận bàn giao cương vị Chủ tịch Hiệp hội các Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương (AAPTC) năm 2020 từ nước chủ nhà Thái Lan, trở thành thành viên chính thức của AAPTC.

Tháng 6/2019, đánh dấu một sự kiện quan trọng khi Việt Nam được Đại hội đồng LHQ chọn trở thành Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu cao kỷ lục 192 trong tổng số 193 nước thành viên. Sự tín nhiệm qua lá phiếu cao từ các nước thành viên đã ghi nhận, thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có việc ghi nhận Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào giữ gìn hoà bình LHQ (2].

Đến nay, sau hơn 5 năm chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, Việt Nam đã cử 40 lượt cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ tại các Phái bộ giữ gìn hoà bình LHQ tại Cộng hòa Trung Phi -MINUSCA, Cộng hòa Nam Sudan - UNMISS và 1 Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan với 63 cán bộ, nhân viên y tế.

GGHBLHQ -  Việt Nam đóng phần vì nền hòa bình quốc tế - Ảnh 2.

Chiều 18/8/2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước, giao nhiệm vụ cho 10 sĩ quan chuẩn bị làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Trụ sở LHQ.(Ảnh: An Lê)

Gần đây nhất, ngày 18/8/2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ bổ sung thêm cho 10 đồng chí, chiến sỹ chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Trụ sở LHQ [3].

Trong số những thành tích nổi bật của hoạt động triển khai trên, có thể nói Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam được đánh giá chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Đây là bệnh viện đầu tiên của Việt Nam tại một Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, có tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do LHQ đưa ra, được LHQ ghi nhận, biểu dương cao.

Mới đây, ngày 15/06/2020, tại Hội nghị Hội nghị trực tuyến với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, Ban Chỉ đạo đã nghe lực lượng đang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam tại Cộng hòa Trung Phi; Awei, Nam Sudan và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tại Bentiu, Nam Sudan báo cáo tình hình dịch COVID-19 tại địa bàn.

Theo đó, LHQ đánh giá cao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Phái bộ và Phân khu Unity tổ chức, đặc biệt là tập huấn nâng cao nhận thức phòng chống dịch COVID-19 cho cán bộ, nhân viên LHQ tại địa bàn đóng quân, các hoạt động dân vận, hoạt động điều phối quân dân.

Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn, Tổ Công tác tại Cộng hòa Trung Phi trong nhiệm kỳ này đã làm tốt công tác tuyên truyền, đối ngoại, nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và của bộ đội Việt Nam nói riêng trong mắt người dân Cộng hòa Trung Phi và trong mắt đồng nghiệp, bạn bè quốc tế tại Phái bộ, được lãnh đạo Phái bộ ghi nhận và đánh giá cao [4].

Với những kết quả đạt được và thông qua hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình LHQ, đã chứng tỏ, khẳng định vị thế của QĐND Việt Nam luôn không ngừng được nâng cao, trở thành một trong những điểm sáng trong công tác đối ngoại quốc phòng.

Qua đây, chúng ta thêm tự hào, khẳng định việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là về quốc phòng, mở ra kênh hợp tác với các đối tác. Các sỹ quan làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình chính là những người góp phần thể hiện hình ảnh về một Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1. https://sj.agu.edu.vn/article/3267-Viet-Nam-tham-gia-cac-hoat-dong-gin-giu-hoa-binh-trong-khuon-kho-Lien-Hop-Quoc-%E2%80%93-su-thuc-thi-nghia-vu-quoc-te-trong-boi-canh-hoi-nhap.html

2. https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-tham-gia-gin-giu-hoa-binh-lien-hop-quoc-bai-1-diem-sang-cua-doi-ngoai-quoc-phong-20191231075038992.htm

3. https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai-quoc-phong/viet-nam-cu-them-10-si-quan-tham-gia-su-menh-gin-giu-hoa-binh-lien-hop-quoc-632090

4. https://baomoi.com/tang-cuong-nang-luc-phong-dich-cho-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-tai-cac-phai-bo/c/35382613.epi

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Tham gia gìn giữ hoà bình quốc tế, Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO