Thành tựu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Phần 2)

TP| 11/09/2017 20:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Thành tựu theo Đặc trưng II, và III của Cộng đồng kinh tế ASEAN

Theo Đặc trưng II (một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động), các sáng kiến ​​để thực hiện Kế hoạch hành động cạnh tranh năm 2025 của ASEAN đã được bắt đầu triển khai. Các hoạt động này bao gồm Bộ công cụ Tự đánh giá để tự rà soát AMS và Lộ trình xây dựng năng lực khu vực được ghi nhận sẽ hoàn thành vào năm 2017. Công việc đang được tiến hành để phát triển các yếu tố của khung hợp tác khu vực ASEAN, tập trung vào hợp tác thực thi. Báo cáo ra mắt của Nhóm chuyên gia ASEAN về Cạnh tranh được công bố vào tháng 5 năm 2017. Hội nghị Cạnh tranh ASEAN lần thứ 7 được tổ chức từ ngày 8-9 tháng 3 năm 2017 tại Malaysia, với chủ đề "ASEAN @ 50: Quản lý thay đổi trong một ASEAN cạnh tranh".

Việc thiết lập một khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng chung trong ASEAN được hình thành, với việc phát triển một bộ Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng vào năm 2017. Những nguyên tắc này sẽ được phê chuẩn và đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 vào tháng 9 năm 2017 để thông qua. Là một phần của quá trình hội nhập, các cuộc hội đàm với các hiệp hội người tiêu dùng đã được tổ chức vào năm 2017 để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong ASEAN và thu thập phản hồi từ các nhóm này. 6 mô-đun bảo vệ người tiêu dùng đang được điều chỉnh và phát triển thành các công cụ giảng dạy.

Các văn phòng Sở hữu trí tuệ AMS đã hoàn tất việc chẩn đoán thương hiệu và thiết kế vào năm 2016 như là một phần của sáng kiến ​​để triển khai các chính sách chiến lược và hoạt động nhằm mở rộng việc cung cấp các dịch vụ. Cổng thông tin điện tử về Sở hữu trí tuệ của ASEAN (www.aseanip.org) đã được cập nhật và việc sử dụng nền tảng hợp tác đánh giá phát minh (ASPEC) cũng được mở rộng.

Hướng dẫn chung về Kiểm tra sự tồn tại đối với nhãn hiệu là loại tài liệu tham khảo để tập trung chú ý và hướng dẫn thực hành kiểm tra nhãn hiệu trong ASEAN, đã được công bố vào năm 2017, trong khi đó, Hướng dẫn chung về Kiểm tra sự kiện diện của Kiểu dáng công nghiệp cũng đã được thông qua.

Theo Đặc trưng III (Kết nối mở rộng và Hợp tác giữa các Ngành), việc thực thi Kế hoạch chiến lược giao thông Kuala Lumpur 2016-2025 đã có những tiến bộ đáng kể với việc thông qua Khung chính sách về hệ thông giao thông vận tải thông minh của ASEAN (ITS) 2.0. Kế hoạch này nhằm tăng cường hiệu quả của mạng lưới đường bộ và cải thiện luồng lưu lượng. Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách xuyên biên giới qua đường bộ (ASEAN CBTP) cũng đã được thống nhất, trong khi đó, Khung hợp tác về Chứng nhận năng lực cho các chuyến vận tải biển gần bờ (NCV) đã được thông qua trong khuôn khổ một thị trường vận chuyển duy nhất của ASEAN. Sự công nhận lẫn nhau trong việc sắp xếp về cấp giấy phép phi hành đoàn của chuyến bay và một kế hoạch tổng thể quản lý không lưu hàng không ASEAN đang được xây dựng.

Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, (ICT), Khung bảo vệ dữ liệu cá nhân của ASEAN đã được thông qua vào tháng 11 năm 2016, cho thấy cam kết của ASEAN trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ trực tuyến trong khối ASEAN. Hội nghị Các quan chức cao cấp Viễn thông và Công nghệ Thông tin (TELSOM) cũng thông qua Chiến lược hợp tác an ninh không gian mạng ASEAN vào tháng 3 năm 2017 để hướng dẫn hợp tác về an ninh mạng trong khối ASEAN và các đối tác đối thoại. Ngoài ra, Uỷ ban điều phối ASEAN về Thương mại điện tử (ACCEC) đã được thành lập để tăng cường phối hợp liên ngành trong việc thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử trong khu vực.

Để tăng cường anninh năng lượng và kết nối, các nghiên cứu sơ bộ về các khía cạnh pháp lý và thương mại của các hợp đồng cuối cùng về khí hóa lỏng (LNG) đã được hoàn thành. Song song với nó là các nghiên cứu về việc thành lập các tổ chức khu vực để thúc đẩy Lưới điện ASEAN (APG) cũng đang được theo đuổi. Một lộ trình chính sách khu vực về Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) đói với việc chiếu sáng nhằm đảm bảo hiệu suất năng lượng cho các thiết bị chính và các sản phẩm nhạy với năng lượng đang được phát triển.

Trong lĩnh vực Thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp, hợp tác của ASEAN trong việc xây dựng và hài hòa các tiêu chuẩn nông nghiệp đã được tạo đà bằng việc thông qua các hướng dẫn và tiêu chuẩn khác nhau vào năm 2016, như Hướng dẫn nội khối ASEAN về Kiểm dịch thực vật đối với xoài và ngô và Thực thi chăn nuôi gia súc tốt (GAHP) của ASEAN để bảo vệ động vật và sự bền vững của môi trường. Những chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm điều phối thú y và các bệnh lây truyền từ động vật sang người (ACCAHZ) của ASEAN để tăng cường phối hợp trong phòng, chống và thanh toán các dịch bệnh ở động vật lây lan xuyên biên giới và bệnh lây truyền từ động vật sang người trong ASEAN đang được tiến hành. Công việc đã bắt đầu tăng cường hợp tác khu vực về giảm dùng thuốc ngăn ngừa các vi sinh vật gây bệnh (AMR) để bảo vệ sức khoẻ con người và động vật. Điều này bao gồm việc nâng cao nhận thức và tuyên truyền về các vấn đề AMR, thúc đẩy việc thận trọng khi sử dụng các thuốc chống vi sinh vật gây bệnh, hợp tác với các ngành và các bên có liên quan và tăng cường năng lực giám sát, chẩn đoán và nghiên cứu về AMR và về sử dụng thuốc kháng vi sinh (AMU).

Chiến dịch quảng bá Du lịch nhân dịp Kỷ niệm Vàng ASEAN @ 50 đã được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN khởi động với mục tiêu dạt 121 triệu khách du lịch quốc tế đến ASEAN trong năm 2017. Chiến lược Tiếp thị Du lịch ASEAN 2017-2020, một công cụ để biến Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN năm 2016-2025 thành hoạt động tiếp thị chi tiết, đang được phát triển và đi vào thực thi trong tháng 8 năm 2017. Để khai thác hết tiềm năng của du lịch sông - biển trong khu vực, một cuộc đối thoại về ra mắt các tuyến du lịch sông- biển (Cruise) đã được tổ chức vào ngày 19 tháng 01 năm 2017 tại Singapore. Các khóa học dành cho người đào tạo chuyên nghiệp và các phụ tá chuyên nghiệp cho các bộ phận hoạt động du lịch và các cơ quan du lịch cũng được tiến hành vào tháng 10 đến tháng 11 năm 2016 để hỗ trợ thực hiện đầy đủ Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Du lịch (MRA-TP).

ASEAN thừa nhận rằng công nghệ và đổi mới tạo thành lực lượng chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế và đang soạn thảo Tuyên bố ASEAN về Đổi mới, trong đó sẽ đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn và chiến lược để tăng cường hệ sinh thái đổi mới của ASEAN. Để vận hành lâu dài  Kế hoạch Hành động ASEAN về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (APASTI) 2016-2025, thì một Kế hoạch thực thi APASTI đã được thông qua và hiện đang kêu gọi các tổ chức, cá nhân đề xuất Dự án do Quỹ Khoa học Công nghệ và Đổi mới ASEAN (ASTIF) tài trợ. Các hoạt động đã được lên kế hoạch để ra mắt vào năm 2017.

Với quan điểm nâng cao hợp tác và năng lực  khoa học, công nghệ và đổi mới (science, technology and innovation -STI), Philippine và Thái Lan, mỗi nước đã cam kết dành 1 triệu đô la Mỹ cho đề xuất thành lập Hội những đóng góp STI của ASEAN. Hội này hoàn toàn mang tính mở đới với việc tham gia của các quốc gia thành viên trên cơ sở tự nguyện và linh hoạt. Nền tảng Đổi mới ​và Doanh nghiệp mở của ASEAN cũng đang được phát triển nhằm mục đích kết hợp tính năng dộng, phát triển nguồn nhân lực và các chương trình nghiên cứu và phát triển của ASEAN với chương trình nghị sự đổi mới ASEAN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thành tựu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO