Thêm một trường ở TP.HCM gây bức xúc vì không hoàn học phí mùa dịch, phụ huynh kéo đến trường phản đối

Tào Nga| 06/05/2020 09:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Rất đông phụ huynh đã đến trường yêu cầu minh bạch và tính toán hợp lý khoản học phí trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch.

Sau 3 tháng nghỉ học vì dịch Covid-19, nhiều trường đã chính thức gửi thông báo đến các bậc phụ huynh về khoản học phí trong giai đoạn nghỉ học, học online, học bù và năm học tiếp theo. Không ít trường đã khiến phụ huynh bức xúc vì các khoản học phí không thỏa đáng.

Chiều ngày 5/5, rất đông phụ huynh có con em học tại hệ thống trường EMASI tập trung tại cơ sở EMASI Nam Long (Khu Dân Cư Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM) để phản đối về yêu cầu đóng học phí của trường.

Thêm một trường gây bức xúc với khoản thu học phí mùa dịch: Không hoàn lại tiền, phụ huynh kéo đến trường phản đối - Ảnh 1.

Phụ huynh tập trung tại trường yêu cầu minh bạch khoản học phí.

Thêm một trường gây bức xúc với khoản thu học phí mùa dịch: Không hoàn lại tiền, phụ huynh kéo đến trường phản đối - Ảnh 2.

Dạy bù, học online tương đương với toàn bộ thời gian học chính và không hoàn lại học phí 

Trước đó, ngày 23/4, trường EMASI đã gửi thư tới phụ huynh thông báo việc không hoàn học phí do nhà trường phải chịu chi phí cho lương giáo viên và nhân viên, học liệu, chi phí duy trì cơ sở vật chất, chi phí vận hành của toàn bộ máy Nhà trường, cơ sở hạ tầng dạy online. 

Thêm một trường gây bức xúc với khoản thu học phí mùa dịch: Không hoàn lại tiền, phụ huynh kéo đến trường phản đối - Ảnh 3.

Trường cho biết: "Tiền ăn và tiền xe buýt, Nhà trường sẽ tính phí theo số ngày học thực tế mà học sinh sử dụng, ngay sau khi hoàn thành năm học 2019-2020, Nhà trường sẽ chuyển phí còn dư sang cùng loại phí cho năm học 2020-2021. 

Và về học phí, Nhà trường sử dụng theo kế hoạch với yêu cầu tất cả vì trách nhiệm hoàn thành chương trình học tập cho học sinh từ việc học trực tuyến đến việc dạy bù, kéo dài thời gian sau này để hoàn thành nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và kéo dài thêm năm học qua chương trình học bù; Nhà trường sẽ không thu phí thêm cho những khoản phát sinh nói trên".

Phụ huynh yêu cầu giải quyết minh bạch - hợp lý

Theo chia sẻ từ phụ huynh, do tình hình dịch bệnh, trường EMASI đã cho học sinh nghỉ một thời gian và sau đó học online. Cuối tháng 4, nhà trường đã gửi thông báo đi học lại và lịch học bù. Bên cạnh đó, trường đã gửi thông báo đến phụ huynh về việc "xem việc dạy bù và học online tương đương với toàn bộ học phí và sẽ không hoàn lại học phí".

Ngày 1/5, đại diện cha mẹ học sinh của trường đã gửi thư yêu cầu hoàn trả tiền chênh lệch học phí. Trong thư nêu rõ: Dù các phụ huynh rất thông cảm và muốn đồng hành cùng nhà trường trong giai đoạn khó khăn chung (cả nhà trường và phụ huynh cùng khó khăn chứ không phải chỉ có nhà trường khó khăn nên cả 2 bên đều cần giải quyết thấu tình – đạt lý) nhưng chúng tôi không thể đồng ý với thông báo nhà trường vì:

- Thời gian học online không thể tính như thời gian học chính thức. Chúng tôi trả tiền không phải để con học online tại EMASI, do đó nhà trường "ép buộc" phụ huynh phải công nhận học phí cho học online là không hợp lý.

- Thời gian học bù không đủ để bù đắp toàn bộ thời gian học phần của học kỳ 2. Cụ thể như sau:

Toàn bộ học phần của học kỳ 2 là 17,5 tuần. Thời gian học trước Tết là 2 tuần. Thời gian học bù dự kiến tối đa là 11 tuần. Do đó, thời gian có sự chênh lệch lớn và nhà trường cần hoàn lại phần học phí chênh lệch tương ứng.

Sau buổi làm việc với nhà trường, phụ huynh đồng ý hỗ trợ nhà trường bằng các công nhận tỉ lệ học online bằng với 1/3 học chính thức. Ví dụ 3 tuần học online tương đương 1 tuần học trực tiếp. Theo đó, phần học phí chênh lệch sẽ được tính như sau:

(Số tuần nhà trường cần hoàn học phí) = (Tổng số tuần học - 17,5 tuần) – (Số tuần đã học trước Tết - 2 tuần) – (Số tuần học bù – 11 tuần) – (Số tuần học trực tuyến) x 1/3

Như khối lớp 2, số tuần học trực tuyến là 3 tuần thì: Số tuần nhà trường cần hoàn học phí = 17,5 – 2 – 11 – 3*(1/3) = 3,5 tuần

Các khối lớp có thời gian học bù khác nhau và thời gian học online khác nhau nên số tiền hoàn lại sẽ khác nhau nhưng đều có thể tính toán khoa học và minh bạch theo cách trên.

Thêm một trường gây bức xúc với khoản thu học phí mùa dịch: Không hoàn lại tiền, phụ huynh kéo đến trường phản đối - Ảnh 4.

Dù phụ huynh đến tận trường nhưng chỉ được nhân viên trường ghi nhận thông tin phản ánh.

Phụ huynh cho rằng, "nhà trường nhiều lần đưa ra lập luận là giáo dục là ngành đặc thù nên không thể tính chính xác thời gian học như vậy", việc này phụ huynh không đồng ý.

"Thứ đầu tiên chúng tôi mong chờ cho việc dạy và học là sự minh bạch. Nếu không tính rõ ràng, khoa học mà nói chung chung theo 1 khái niệm trừu tượng, cảm tính, không đo lường được thì phản khoa học và phản giáo dục.

Các trường đều cung cấp dịch vụ giáo dục không kém gì EMASI nhưng đều hành xử rất rõ ràng và hoàn trả toàn bộ học phí trong thời gian nghỉ học (dù đều có học online).

Một lần nữa chúng tôi rất cảm thông tình hình khó khăn chung và muốn đồng hành WIN-Win cùng EMASI nên chúng tôi không hề yêu cầu hoàn lại toàn bộ học phí thời gian nghỉ mà đồng ý phương án tính toán khoa học và hợp lý. Ngược lại chúng tôi chờ đợi một hành động thấu tình – đạt lý – minh bạch – khoa học từ phía nhà trường để giải quyết vấn đề này".

Tuy nhiên, do không nhận được phản hồi từ phía nhà trường nên chiều 5/5, rất đông phụ huynh đã đến trường để yêu cầu đối thoại trực tiếp. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, phụ huynh chỉ được nhân viên trường ghi nhận thông tin, còn ban lãnh đạo EMASI không có mặt để giải quyết.

Thêm một trường gây bức xúc với khoản thu học phí mùa dịch: Không hoàn lại tiền, phụ huynh kéo đến trường phản đối - Ảnh 5.

Bảng học phí của trường.

EMASI là một hệ thống trường song ngữ quốc tế với cơ sở vật chất được xây dựng và trang bị theo tiêu chuẩn Mỹ. Trường có 2 cơ sở là EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc. Học phí của trường dao động từ 102-264 triệu đồng/năm/học sinh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Thêm một trường ở TP.HCM gây bức xúc vì không hoàn học phí mùa dịch, phụ huynh kéo đến trường phản đối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO