Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số: trọng tâm của Việt Nam

Trương Khánh Hợp, Nguyễn Tất Hưng| 28/03/2019 11:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Công Thương có kế hoạch tăng cường ứng dụng thương mại điện tử với mục đích thu hẹp khoảng cách số.

Hình ảnh có liên quan

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết: việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trên cả nước là rất quan trọng.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết trong báo cáo về Chỉ số kinh doanh điện tử (EBI) 2019 được công bố tại hội nghị: Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số vẫn là một thách thức đáng kể đối với Việt Nam.

Báo cáo đã cho biết một khoảng cách lớn trong phát triển thương mại điện tử ở 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc.

Chỉ số kinh doanh điện tử trung bình của Việt Nam đạt 40,3 điểm, cao hơn 2,8 điểm so với năm 2018. Chỉ số EBI dựa trên cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ.

Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về chỉ số EBI với 86,8 điểm, gấp đôi mức trung bình của quốc gia và cao hơn gần 60 điểm so với Bắc Kạn, nằm ở cuối danh sách.

Hà Nội đứng thứ hai với 84,3 điểm, tiếp theo là Hải Phòng (59,6 điểm) và Đà Nẵng (57,5 điểm).

Tuy nhiên, khoảng cách điểm EBI trung bình của năm địa phương dẫn đầu (68,4 điểm) và EBI trung bình của năm địa phương ở cuối danh sách (29 điểm) tăng lên 39,4 điểm từ 36,7 điểm năm 2018 và 18 điểm năm 2013.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết có một sự khác biệt đáng kể trong phát triển thương mại điện tử giữa các địa phương và khoảng cách này đang được mở rộng.

Thật dễ hiểu khi thương mại điện tử có xu hướng phát triển nhanh chóng ở các thành phố lớn hơn là các địa phương khác, nhưng điều quan trọng đối với Việt Nam là thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: Rào cản khác đối với sự phát triển của thương mại điện tử là sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng và sự hạn chế của các dịch vụ hậu cần.

Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, bên cạnh việc thu hẹp khoảng cách, Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là ngăn chặn việc bán các sản phẩm giả và kém chất lượng, cũng như phát triển thương mại điện tử bằng các chương trình xúc tiến thương mại cho giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thương mại điện tử bùng nổ vào năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hơn 30%, doanh thu tăng mạnh từ 2,2 tỷ đô la Mỹ năm 2013 lên 7,7 tỷ đô la năm 2018.

Ông Lại Việt Anh, Phó Cục Trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho biết: doanh thu từ thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 13 đến 15 tỷ USD vào năm 2020, vượt qua mục tiêu 10 tỷ USD của Chính phủ.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thương mại xuyên biên giới đã trở thành một kênh quan trọng cho xuất khẩu và ước tính có khoảng 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.

Cùng ngày, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng đã tổ chức một hội thảo về thương mại kỹ thuật số và cơ hội cho Việt Nam.

Giám đốc Việc Quản lý Kinh tế Trung ương ông Nguyễn Đình Cung cho biết, thương mại số được kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị quan trọng cho Việt Nam.

Báo cáo của Công ty AlphaBeta cho thấy thương mại kỹ thuật số có thể mang lại giá trị kinh tế trị giá 953 nghìn tỷ đồng (40,5 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, từ mức 81 nghìn tỷ đồng năm 2017.

Ông Konstantin Matthies, tư vấn kinh tế từ AlphaBeta nói rằng các nhà hoạch định chính sách nên xem xét tầm quan trọng của thương mại kỹ thuật số đối với nền kinh tế trong nước, trong việc phát triển các chính sách kinh tế và thương mại.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số: trọng tâm của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO