Thu hẹp khoảng cách số, tạo việc làm các cộng đồng dân tộc thiểu số

Minh Đức| 17/12/2021 09:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo nghiên cứu, các nhóm người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nhiều nhất trong kỷ nguyên công nghệ số, “một bộ phận lớn” người da đen và người gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị loại khỏi thị trường việc làm vì không được trang bị các kỹ năng số cần thiết.

Nhiều người da đen chưa được chuẩn bị các kỹ năng số cho thị trường việc làm

Công nghệ đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong công việc và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, những người không được tiếp cận với công nghệ và thiếu đào tạo sẽ gặp nhiều thiệt thòi và không được chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc trong tương lai. Theo một nghiên cứu mới từ Deutsche Bank, các nhóm dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nhiều nhất trong kỷ nguyên công nghệ số này, và “một bộ phận lớn” người Da đen và gốc Tây Ban Nha có thể bị loại khỏi thị trường việc làm.

“Nếu khoảng cách chủng tộc kỹ thuật số này không được giải quyết, chỉ trong một thế hệ, số hóa có thể khiến các dân tộc thiểu số của đất nước rơi vào vực thẳm thất nghiệp”, Deutsche Bank cho biết.

Một nghiên cứu xã hội của Deutsche Bank phát hiện ra rằng 76% người da đen và 62% người gốc Tây Ban Nha có thể chưa được chuẩn bị cho 86% loại hình công việc vào năm 2045.

Deutsche Bank cho biết: “Do sự bất bình đẳng về cấu trúc và cơ sở hạ tầng, người da đen và người gốc Tây Ban Nha kém người da trắng 10 năm về mức độ truy cập băng thông rộng và số người da đen có kết nối công nghệ kém hơn người da trắng cao gấp 4 lần. Trong thời đại đổi mới công nghệ, một năm có thể là cả đời. Tác động của việc chậm hơn 10 năm là một biểu hiện đáng kinh ngạc về nhiều mặt của sự phát triển kinh tế và xã hội”.

Bất bình đẳng về công nghệ thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể được định nghĩa rộng rãi theo ba loại: truy cập, đào tạo và phần cứng. Ví dụ, Deutsche Bank nhận thấy rằng 83% người da trắng ở Mỹ có máy tính cá nhân, so với 51% và 60% người da đen và gốc Tây Ban Nha.

COVID-19 không chỉ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các cộng đồng dân tộc thiểu số mà còn minh họa cho khoảng cách chủng tộc kỹ thuật số. Deutsche Bank đã xem xét dữ liệu di chuyển của phần lớn các khu dân cư da đen và da trắng trên khắp New York, Los Angeles và Chicago, nhận thấy rằng người da đen rời nhà nhiều hơn 135% so với người da trắng trong thời gian cao điểm giãn cách vì dịch bệnh hồi tháng Tư.

Các chiến lược gia của Deutsche Bank do Apjit Walia dẫn đầu cho biết: “Rõ ràng, khả năng tiếp cận kém với công nghệ kết nối khiến người dân tộc thiểu số có ít sự lựa chọn ngoài việc mạo hiểm ra khỏi nhà để kiếm sống, thậm chí gặp nguy hiểm đến tính mạng của họ”.

Big Tech có thể kết nối băng thông, đào tạo, cung cấp phần cứng

Khoảng cách kỹ thuật số xét theo chủng tộc ngày càng tăng đang diễn ra khi các công ty công nghệ lớn (còn gọi là Big Tech) bị giám sát chặt chẽ hơn, nhưng chủ yếu là vì các mối quan tâm về quyền riêng tư. Deutsche Bank lưu ý rằng lo lắng về quyền riêng tư là điều xa xỉ đối với những người không có nhiều mối quan tâm tức thì, chẳng hạn như truy cập internet ở đâu.

Trong khi tìm kiếm một giải pháp có thể bắt đầu thu hẹp khoảng cách, Deutsche Bank nói rằng Big Tech có thể đóng một vai trò quan trọng. Deutsche Bank lập luận rằng nếu các công ty lớn này cam kết chi 15 tỷ USD trong 5 năm tới - chưa đến 1% mức tăng vốn hóa thị trường của 5 công ty công nghệ lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - thì các sáng kiến có ý nghĩa có thể được đưa ra.

Chương trình nhắm đến khoảng 10 triệu hộ gia đình người da đen và người gốc Tây Ban Nha có thu nhập hàng năm dưới 30.000 USD mỗi năm, sẽ được chia thành ba phần: 5 tỷ USD cho kết nối băng thông rộng, 1 tỷ USD cho máy tính và 9 tỷ USD cho các chương trình đào tạo. Phương pháp đào tạo sẽ là “hiệu quả nhất” vì nó sẽ cung cấp các kỹ năng nền tảng cần thiết cho thời đại kỹ thuật số.

Tất nhiên, một sáng kiến như vậy sẽ không giải quyết được nhiều vấn đề cơ cấu cản trở bình đẳng xã hội. Nhưng nó có thể là một sự khởi đầu.

Walia nói: “Có rất nhiều chương trình hiện đang tồn tại về nguyên tắc nhằm giải quyết sự phân biệt chủng tộc kỹ thuật số, nhưng một chương trình được duy trì, cam kết và hỗ trợ bởi các công ty giàu tiền mặt vẫn sẽ mang lại hiệu quả”.

Trong bài phỏng vấn trên trang Marketplace, Walia cho rằng “phần cứng” chính là vấn đề dễ giải quyết nhất, bởi vì, với một tỷ USD, chính phủ và các doanh nghiệp có thể cung cấp thiết bị truy cập viễn thông cho các gia đình. Phần khiến mọi người trăn trở nhiều nhất chính là tiếp cận với các chương trình đào tạo. Hầu hết các giáo sư mà Deutsche Bank đã nói chuyện đều cảm thấy rằng sự bất bình đẳng kỹ thuật số, bắt đầu sớm trong cuộc sống, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở. Và rất nhiều đứa trẻ, khi vào đại học mới là lần đầu tiên chúng tiếp xúc với mã hóa, so với những đứa trẻ từ các gia đình khác, nơi chúng đã tiếp xúc nhiều. Và khoảng trống đó cần một thời gian dài để lấp đầy. Đó chính là điểm cần đến cả các khoản đầu tư lớn và những chương trình, chiến lược hiệu quả mới giải quyết được vấn đề.

Theo Walia, các công ty công nghệ lớn có thể hỗ trợ về mặt kinh phí, và tổ chức các chương trình đào tạo công nghệ số cho trẻ em ngay từ khi các em đang học trung học cơ sở, về mã hóa, lập trình. “Chúng tôi tin rằng đó là cách làm tận gốc, tổng thể, để bắt đầu giải quyết khoảng cách số trong chủng tộc, vì chúng ta sẽ ngày càng được số hóa nhiều hơn nữa trong thế hệ tiếp theo”, Walia nói.

Trong thời đại số hóa, việc giải quyết khoảng cách số giữa các chủng tộc là một trong những phần quan trọng nhất của xã hội, và việc tiếp cận với công nghệ, với đào tạo về công nghệ có mối tương quan rõ ràng giúp các cộng đồng dân tộc thiểu số như cộng đồng người da đen tăng thu nhập.

Xóa khoảng cách số cho cộng đồng các dân tộc ít người

Thu hẹp khoảng cách số, tạo việc làm các cộng đồng dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Những thiệt thòi trong tiếp cận công nghệ số, truy cập dịch vụ viễn thông khiến cộng đồng dân tộc thiểu số gặp khó khăn, đặc biệt là trong đại dịch.

Đại dịch đã đặt ra những thách thức lớn đối với nhiều người và nhiều doanh nghiệp trong việc điều hướng sự biến động kinh tế, và khó khăn này đặc biệt rõ ràng đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Cùng với nhau, các tổ chức tập trung vào một loạt các vấn đề quan trọng như giáo dục, việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận vốn, v.v. hướng đến nhóm những người yếu thế và người dân tộc thiểu số. Hoạt động hỗ trợ tài chính phát triển cộng đồng được xem là có vai trò thúc đẩy khả năng kinh tế của các cộng đồng yếu thế, ít hoặc chưa được tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Bởi vì, các cộng đồng da màu đang phải đối mặt với sự chênh lệch chủng tộc lâu đời về mức độ giàu có, khả năng tiếp cận công nghệ, vốn và quyền sở hữu doanh nghiệp. Sự hỗ trợ của các đối tác cộng đồng trong khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ do người dân tộc thiểu số sở hữu tiếp cận các nguồn lực để ổn định và phát triển.

Một số chương trình hỗ trợ như Dự án cho vay vi mô do Liên minh lợi ích người Tây Ban Nha ở Alabama thực hiện nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ người Tây Ban Nha tiếp cận các khoản vay nhỏ để mở hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Hay NOLA, một chương trình do Thrive New Orleans thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nhân da màu chưa được đào tạo bằng cách hỗ trợ họ phát triển và tăng trưởng doanh nghiệp của riêng họ, đồng thời hỗ trợ ổn định và mở rộng các doanh nghiệp hiện có. DivInc là công cụ xây dựng hệ sinh thái cho các chương trình khởi nghiệp giai đoạn đầu hỗ trợ các doanh nhân công nghệ thiểu số ở Austin, Texas.

Đại dịch COVID-19 rõ ràng đã làm nổi bật chiều sâu của khoảng cách kỹ thuật số trong các cộng đồng dân tộc. Regions Bank và Regions Foundation ở Mỹ đã hỗ trợ kết nối nhiều người dân tộc thiểu số với các công cụ công nghệ quan trọng để thành công, bao gồm các cơ hội đào tạo từ xa trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19. 

Tổ chức Austin Pathways đã cung cấp hỗ trợ các khóa học tập trực tuyến cho các gia đình thiểu số, bằng cách cung cấp hỗ trợ từ xa và trực tiếp thông qua chương trình Đại sứ Paraeducator do cư dân lãnh đạo, triển khai các điểm truy cập Wi-Fi để kết nối internet và cung cấp các thiết bị kỹ thuật số cho trường học. Ngoài ra, tổ chức InspiredU cũng đã hỗ trợ cải thiện khả năng hòa nhập kỹ thuật số và tăng khả năng hiểu biết kỹ thuật số trong các gia đình và thanh thiếu niên thuộc cộng đồng yếu thế của Atlanta, chuẩn bị cho họ cơ hội giáo dục và việc làm tốt hơn, từ đó củng cố cộng đồng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Thu hẹp khoảng cách số, tạo việc làm các cộng đồng dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO