Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt - Pháp nhờ FTA Việt Nam – EU

H.H| 22/12/2015 23:25
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp đang phát triển rất tốt đẹp về cả lượng và chất, cùng với việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cộng đồng doanh nghiệp hai nước đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp ngày càng trở nên sâu sắc và thực chất hơn.

Thương mại Việt – Pháp

Trong Liên minh châu Âu (EU), một thời gian dài Pháp là đốitác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam, sau Đức. Kim ngạch xuất khẩu bìnhquân của Việt Nam sang Pháp đạt khoảng 2-2,5 tỷ euro/năm với mức tăng trưởng5-7%/năm, trong khi xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam vì nhiều lý do, chủ yếu làtừ phía các doanh nghiệp Pháp, chỉ đạt khoảng 1 tỷ euro.

Các sản phẩm của Việt Nam có thế mạnh khi xuất khẩu sangPháp là giày dép, dệt may, đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủy sản. Hiện naymột sản phẩm có trị giá rất cao xuất khẩu sang Pháp là điện thoại di động, điểnhình là điện thoại di động Samsung sản xuất tại Việt Nam. Tuy mới xuất hiệnkhoảng ba năm trở lại đây, nhưng xuất khẩu điện thoại di động có doanh số cao,đạt mức tăng 100%/năm, có năm đạt hơn 200%. Tổng trị giá hàng điện thoại diđộng Samsung sang Pháp năm 2014 lên đến 1 tỷ USD.

Trongkhi đó, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầunăm Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường 1,4 tỷ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳnăm trước. Việt Nam nhập từ Pháp chủ yếu các mặt hàng như: dược phẩm, máy mócthiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng, nguyên phụ liệu dược phẩm… trong đóphương tiện, vận tải và phụ tùng là mặt hàng chiếm thị phần lớn, đạt 543,5triệu USD, chiếm 36,7% tổng kim ngạch, tăng 181,59% so với cùng kỳ. Tính riêngtháng 10/2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Pháp đạt 543,5 triệu USD,tăng 0,7% so với tháng 9 – đây là tháng thứ 4 kim ngạch nhập khẩu phương tiệnvận tải và phụ tùng tăng liên tiếp.

Hưởng lợi lớn từ EVFTA

Nhìn chung, việc ký kết EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các sảnphẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường thuận lợi hơn, từ đó gia tăng thị phầntại thị trường Pháp. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất lượngtốt nhưng phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của một số nước được hưởngchính sách thương mại ưu đãi của EU. Ví dụ, các sản phẩm trong ngành dệt maynhập khẩu từ Campuchia, Sri Lanka, Bangladesh, hay từ những nước trong danhsách những nước kém phát triển nhất (LDC) của Liên hợp quốc, được miễn thuế vàmiễn quota. Hay việc gạo của Việt Nam rất khó vào thị trường Pháp do không cạnhtranh được với gạo Thái Lan về giá cả, mặc dù Việt Nam là cường quốc đứng thứhai về xuất khẩu gạo. Nhờ Hiệp định nông sản mà trước đây Thái Lan đã ký với EUnên gạo từ Thái Lan vào thị trường EU thuận lợi hơn do được hưởng một số hạnngạch thuế quan có thuế suất rất thấp. Tương tự, gạo từ Mỹ, từ Guam cũng đượchưởng ưu đãi nhờ Hiệp định nông sản đã ký với EU.

Chính vì vậy, EVFTA đang được rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọngdo nhiều mức thuế của EU đánh trên các sản phẩm Việt Nam sẽ giảm về 0%. Trongđiều kiện đó các sản phẩm Việt Nam sẽ cạnh tranh tốt hơn tại thị trường Pháp vàthị trường EU, nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam tại các thị trường nàysẽ gia tăng một cách mạnh mẽ.

Cùng với việc cải thiện quy trình sản xuất và kiểm soát chấtlượng sản phẩm, thủy sản Việt Nam càng ngày càng đáp ứng được yêu cầu khắt khevừa của người tiêu dùng và vừa của các cơ quan quản lý nhập khẩu thủy sản châuÂu, cho nên triển vọng về gia tăng kim ngạch và gia tăng thị phần thủy sản tạiPháp là rất khả quan.

Nông sản cũng có những chuyển biến rõ nét về phương thức sảnxuất và quy trình quản lý chất lượng. Nhiều công ty ở Việt Nam cũng như cácchính quyền địa phương ngày càng nhận thức được xu thế và yêu cầu của nông sảnsạch vì thế đã áp dụng các quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu này như không sửdụng các loại hóa chất cấm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón có ảnhhưởng không tốt đối với môi trường, đối với sức khỏe của nông dân và của ngườitiêu dùng.

Những điều chỉnh về phương thức sản xuất và chương trình sảnxuất nông nghiệp sạch đang được nhân rộng, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trườngnông sản cao cấp ở Pháp và EU.

EVFTA khi được ký kết và thực thi, đưa mức thuế của EU đánhvào nông sản Việt Nam giảm xuống một cách rõ rệt trong một thời gian ngắn, sẽlà một điều kiện rất thuận lợi để nông sản Việt Nam có thể gia tăng giá trị kimngạch xuất khẩu cũng như gia tăng thị phần tại thị trường Pháp

Nhìn chung, về tổng thể tác động của EVFTA đối với cơ cấunền kinh tế Việt Nam, thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ phải điều chỉnh theohướng tập trung vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế, còn những sản phẩm cóchi phí sản xuất cao sẽ giảm dần, thậm chí là bỏ hẳn. Chính vì vậy, EVFTA làmột cơ hội để thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam theohướng hiệu quả hơn.

EVFTA sẽ mở cửa cho những nguồn hàng nhập khẩu có khả năngcạnh tranh hơn, có chất lượng tốt hơn, có giá cả hợp lý hơn khiến các doanhnghiệp sản xuất trong nước cảm thấy rằng trong bối cảnh mới không thể chậm trễđược nữa, phải điều chỉnh và ngừng sản xuất những sản phẩm mà mình không cònlợi thế cạnh tranh, thậm chí phải thay đổi sản phẩm để có thể tồn tại và pháttriển.

Chính vì vậy, có thể nói EVFTA sẽ tạo thêm sức ép để cùngvới chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của chính phủ, sẽ thúc đẩy tốc độ tái cơcấu kinh tế, tái cơ cấu sản phẩm của từng ngành, từng doanh nghiệp theo mộtchiều hướng được vận hành bởi yêu cầu của thị trường: đó là hiệu quả, đáp ứngđòi hỏi của người tiêu dùng và cạnh tranh được không phải chỉ với quy mô củathị trường trong nước và khu vực mà còn phải cạnh tranh được với cả các doanhnghiệp nước ngoài.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn Nănglượng Việt – Pháp 2015

Ngoài tác động trực tiếp có thể định lượng được về mặtthương mại thì EVFTA còn khuyến khích mạnh mẽ luồng đầu tư từ Pháp vào ViệtNam. Việc các nhà máy sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu sản phẩm sang thịtrường Pháp và EU được ưu đãi thuế quan sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho cácdoanh nghiệp so với việc sản xuất các sản phẩm đó tại Pháp và EU. Đây là mộttác động gián tiếp nhưng rất to lớn của EVFTA đối với đầu tư trực tiếp từ Phápnói riêng và từ các nước EU nói chung vào Việt Nam trong tương lai gần.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt - Pháp nhờ FTA Việt Nam – EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO