Báo chí

Thúc đẩy Trí tuệ nhân tạo (AI) trong cộng đồng ASEAN

PV 03/07/2024 07:53

Mới đây sự kiện Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia, với sự tham dự của hơn 650 lãnh đạo doanh nghiệp toàn khu vực. Đây là cuộc thảo luận nền tảng về quản trị Trí tuệ nhân tạo (AI) từ góc nhìn của cả khu vực công và tư nhân.

Sự kiện này do Ban thư ký ASEAN tổ chức với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và Microsoft với tư cách là đối tác tri thức. Tham dự sự kiện gồm 650 đại biểu cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các công ty khởi nghiệp, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ.

vov5_23-doithoai1_cehg.jpg
Các đại biểu thảo luận nền tảng về quản trị Trí tuệ nhân tạo (AI )

Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 11 diễn ra nhằm mục đích đặt nền tảng cho cách tiếp cận trong cộng đồng để phát triển các quy định và tiêu chuẩn AI thống nhất trên toàn khu vực, đảm bảo tính nhất quán và tạo điều kiện cho hợp tác xuyên biên giới.

Tại cuộc đối thoại Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Các vấn đề doanh nghiệp, Ông Nararya Soeprapto cho biết trong tương lai AI có tiềm năng tăng trưởng GDP từ 10% đến 18% trong khu vực ASEAN, tương đương trị giá gần 1.000 tỷ USD, vào năm 2030. Đặc biệt sự phát triển của AI có rủi ro và ASEAN đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro này, AI có tiềm năng lớn đối với nền kinh tế số ASEAN trong đó mỗi nước có mức độ sẵn sàng khác nhau về AI.

Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Các vấn đề doanh nghiệp cũng cam kết tiếp tục phát triển khuôn khổ quản trị AI thân thiện với doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới và giúp các công ty tự tin đầu tư vào AI, đồng thời đảm bảo phát triển có trách nhiệm để mở ra cơ hội AI tại ASEAN.

Theo đó Tổng giám đốc, Trung tâm Đổi mới Kỹ thuật số và Kinh tế Bền vững ERIA (E-DISC), Daisuke Nakayama nhấn mạnh mức độ sẵn sàng khác nhau của các nước về AI; khẳng định E-DISC cam kết xây dựng niềm tin vào công nghệ AI, thúc đẩy việc sử dụng an toàn, hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện trên khắp ASEAN.

Đại diện Microsoft Tiến sỹ Jasmine Begum, Giám đốc khu vực về các vấn đề pháp lý và chính phủ của Microsoft tại ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận đa chiều để thúc đẩy AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Microsoft cũng cam kết chia sẻ hiểu biết và tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với ngành, chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự để đảm bảo quản trị theo kịp sự phát triển nhanh chóng của AI.

Cũng tại sự kiện các đại biểu đã thảo luận về các thông lệ tốt nhất trong quản trị AI và tầm quan trọng của quan hệ đối tác công tư để thúc đẩy AI có trách nhiệm. Đại diện cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, AI là chìa khóa để mở ra các cơ hội kinh tế xã hội tiềm năng tại ASEAN và các doanh nghiệp đã sẵn sàng hợp tác với chính phủ để triển khai hệ sinh thái AI lành mạnh.

Bên cạnh đó là cuộc thảo luận nhóm gồm các quan chức từ Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) Singapore, MyDigital Malaysia, Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Indonesia, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và các nhóm nghiên cứu như ERIA, Viện Tech for Good và Access Partnership.

Đối thoại cũng có sự tham gia của đại diện các công ty toàn cầu đã đầu tư mạnh vào AI, như Microsoft và Ernst and Young (EY), các công ty khởi nghiệp ASEAN, Savvy.com và liên doanh vốn, Village Capital.

Bên lề Đối thoại có các gian hàng trưng bày, giới thiệu sức mạnh chuyển đổi của AI trong bối cảnh kinh doanh hiện đại và làm nổi bật khả năng tối ưu hóa hoạt động và tạo ra các giải pháp sáng tạo của AI trong nhiều ngành nghề lĩnh vực.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Rạng Đông làm chủ công nghệ, ứng dụng VGR vào dây chuyền sản xuất
    Từng bước làm chủ công nghệ VGR, Rạng Đông đã triển khai ứng dụng thành công vào dây chuyển cắm linh kiện điện tử, giúp công ty tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, đảm bảo độ chính xác cao và giảm thiểu lỗi do con người.
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Google bị đe dọa nghiêm trọng khi Apple ra mắt công cụ tìm kiếm AI trên Safari
    Kế hoạch bổ sung tùy chọn tìm kiếm hỗ trợ AI vào trình duyệt Safari của Apple là đòn giáng mạnh vào Google, công ty kinh doanh quảng cáo sinh lợi phụ thuộc đáng kể vào khách hàng iPhone sử dụng công cụ tìm kiếm của mình.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thúc đẩy Trí tuệ nhân tạo (AI) trong cộng đồng ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO