Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp

Đỗ Thêu| 09/11/2022 19:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân.

Đây là nhấn mạnh của ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề: "Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc" được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hậu Giang tổ chức tại thành phố Vị Thanh mới đây.

Ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp - Ảnh 1.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh và các đại biểu dùng điện thoại thông minh quét mã QR-Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm trứng gia cầm và nấm rơm của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong - Hậu Giang.

Theo ông Lê Quốc Thanh, thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, vừa cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vừa tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá".

"Để hướng tới nền sản xuất thực sự minh bạch, thì cần minh bạch từ khâu sản xuất. Muốn vậy, phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi thủy sản, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của thị trường", ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, là tỉnh thuần nông, Hậu Giang có diện tích đất nông nghiệp khoảng 134.000 ha, với thế mạnh về phát triển cây lúa, cây ăn trái, rau màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi heo và gia cầm. Do đó, trong xây dựng mô hình canh tác về nông nghiệp để chuyển giao đến người nông dân, ngành nông nghiệp luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc. Thông qua các mô hình khuyến nông và gắn kết giữa nhà thu mua nông sản với nông dân, có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, những sản phẩm đạt những tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

"Hậu Giang luôn xem khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là vấn đề sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc là công cụ hàng đầu để chuyển giao đến người nông dân", Giám đốc Trần Chí Hùng chia sẻ.

Truy xuất nguồn gốc giúp minh bạch hóa sản phẩm

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong tiêu dùng rau quả quan trọng nhất là tính minh bạch, có tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất không có truy xuất nguồn gốc ít nhất 20%. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày nay có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm hơn về chất lượng.

"Truy xuất nguồn gốc xuất xứ đã và đang là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta cung cấp hàng hóa ra những thị trường thế giới. Đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác. Qua đó, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại", ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.

Đại diện Công ty cổ phần iCheck thông tin, cần phân biệt truy xuất nguồn gốc khác với truy xuất thông tin sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm được hiểu một cách chung nhất là: "Khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối". Với 5 điều kiện cần là: Xem được đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định lưu hành và công bố sản phẩm; Truy xuất được chuỗi liên kết tạo ra giá trị sản phẩm; Xem được chỉ dẫn địa lý của vùng sản xuất ra sản phẩm; Xem được các giấy tờ và các chứng nhận về thành phần, chất lượng và các công nhận về sản phẩm; Chứng minh được lịch sử sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm thông qua nhật ký hoạt động điện tử được đóng góp bởi tất cả các thành viên trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.

Để thuận tiện cho người tiêu dùng quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa, yêu cầu tem truy xuất nguồn gốc còn phải chuyển đổi được ngôn ngữ thể hiện theo từng quốc gia mà hàng xuất đến./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO