Thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Hàn Quốc về 0%

NB| 21/12/2015 23:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ ngày 20/12/2015, các doanh nghiệp Việt Nam chính thức được hưởng các ưu đãi thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) thay vì ngày 1/1/2016.

Trước đó, theo nội dung hiệp định được phíaHàn Quốc cũng như Việt Nam công bố vào tháng 5/2015, hiệp định có hiệu lực từngày 1/1/2016. Như vậy, hiệp định này có hiệu lực sớm hơn 10 ngày so với dựkiến trước đó. Theo nội dung cam kết, hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Namvào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay vìtừ 8-13% như hiện nay. Hiện hàng dệt, may là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩulớn nhất của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng một phần tư tổngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Một mặt hàng khác mà Việt Nam hiện cũng xuấtkhẩu khá mạnh vào thị trường Hàn Quốc là thủy sản, đặc biệt là tôm. Khi hiệpđịnh có hiệu lực, Hàn Quốc xóa bỏ thuế cho mặt hàng tôm (thuế suất 0%) nhậpkhẩu từ Việt Nam, nhưng chỉ áp dụng trong hạn ngạch. Trong năm đầu tiên hiệpđịnh có hiệu lực, mức hạn ngạch được áp dụng là 10.000 tấn/năm, và tăng thêm10% qua mỗi năm và lên mức 15.000 tấn/năm vào năm thứ 6, và sau đó vẫn giữ ởmức này.

Xuất khẩu tômsang Hàn Quốc có thuế suất 0% từ ngày 20/12/2015

Ngoài ra, đối với nhiều mặt hàng như rau quả,tỏi, gừng, mật ong,.... Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắtgiảm thuế, đem lại cơ hội khá lớn cho Việt Nam, nhưng với lộ trình cắt giảm kéodài từ 10-15 năm. Chẳng hạn như Hàn Quốc cam kết đưa thuế suất tỏi từ 360% hiệnnay xuống còn 0% trong 10 năm, theo đó thuế suất trong những năm đầu vẫn cao.Tuy nhiên, để nông sản nhập khẩu đạt được tiêu chuẩn, cũng như trải qua quátrình kiểm tra đánh giá chất lượng của Hàn Quốc thì phải mất nhiều năm, nên lộtrình xóa bỏ thuế 10 năm được đánh giá không phải là thời gian dài.

Ngoài ra, theo VKFTA, Việt Nam cũng sẽ xoá bỏ thuế ngay hoặctrong thời gian ngắn cho các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc để phục vụsản xuất. Chẳng hạn như, với nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu từ HànQuốc, Việt Nam cam kết đưa hầu hết xuống còn 0% trong thời gian từ khi hiệpđịnh có hiệu lực đến 2018.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Hàn Quốc về 0%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO