Thương mại kỹ thuật số tại Việt Nam dự kiến đạt mức 42 tỷ đô la vào năm 2030

Hoài Thương, Chu Thanh Hòa, Trịnh Đình Trọng| 04/04/2019 16:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Giá trị kinh tế của nền thương mại kỹ thuật số đối với nền kinh tế tại Việt Nam được ước tính trị giá 81 nghìn tỷ đồng (tương đương với 3,5 tỷ USD) nhưng con số này có thể tăng lên gấp 12 lần nếu đạt được đúng tiến độ và kế hoạch cho tới năm 2030. Theo báo cáo của The Data Revolution có chủ đề: Làm thế nào Việt Nam có thể nắm bắt được công nghệ kỹ thuật số để tạo ra cơ hội kinh tế trong và ngoài nước, báo cáo này được phát hành vào ngày 26/3 bởi Quỹ Hinrich với Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và AlphaBeta. Báo cáo đánh giá giá trị tiềm năng hiện tại và tương lai của ngành thương mại kỹ thuật số đối với nền kinh tế tại Việt Nam.

Kết quả hình ảnh cho Vietnam’s digital trade may be worth $42 bn by 2030

Giá trị của nền thương mại kỹ thuật số ước tính đạt 953 nghìn tỷ đồng (42 tỷ USD) vào năm 2030, tương đương với 9% GDP dự kiến ​​của Việt Nam, báo cáo cho biết.

Những lợi ích tiềm năng được trải đều trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nhưng đặc biệt có liên quan đến cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính, sản xuất nông nghiệp và thực phẩm.

Nghiên cứu đã sử dụng một định nghĩa rộng rãi về thương mại kỹ thuật số của Wap, bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ trong nước và nước ngoài  được hỗ trợ bởi các luồng dữ liệu xuyên biên giới.

Xuất khẩu kỹ thuật số Việt Nam năm 2017 ước tính trị giá hơn 97 nghìn tỷ đồng (4,3 tỷ USD). Điều này biến Việt Nam trở thành đất nước xuất khẩu lớn thứ tám, chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu. Nếu ngành thương mại kỹ thuật số được kích hoạt hoàn toàn, ngành xuất khẩu kỹ thuật số của Việt Nam có khả năng tăng gấp gần 7 lần để đạt được 652 nghìn tỷ đồng (28,7 tỷ USD) vào năm 2030.

Cũng theo báo cáo, bên cạnh việc tạo ra giá trị từ nước ngoài thông qua xuất khẩu kỹ thuật số, thương mại kỹ thuật số còn hỗ trợ cải thiện năng suất lớn trong khu vực nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp kinh tế truyền thống không thể đo lường đầy đủ giá trị của thương mại kỹ thuật số đối với ngành xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam.

Do đó, cần phải có một kế hoạch để đảm bảo rằng giá trị của ngành thương mại kỹ thuật số được đánh giá đầy đủ và được tính đến khi xây dựng chính sách thương mại và kinh tế. Điều này bao gồm đánh giá: (a) giá trị hiện tại và tương lai của thương mại kỹ thuật số đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và nền kinh tế trong nước; (b) mối quan tâm liên quan đến thương mại kỹ thuật số ở nước ngoài và làm thế nào các vấn đề có thể được giải quyết mà không cản trở dòng chảy thương mại kỹ thuật số và (c) các lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam có thể tập trung vào để khai thác triệt để các lợi ích trong khi quản lý các rủi ro tiềm ẩn của nền thương mại kỹ thuật số.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thương mại kỹ thuật số tại Việt Nam dự kiến đạt mức 42 tỷ đô la vào năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO