Tiêu chuẩn kỹ thuật về trí tuệ nhân tạo giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững?

MC| 16/09/2016 10:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng tạo AI sẽ là phương tiện trọng tâm nhằm đạt các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của của Liên Hiệp Quốc bằng cách tận dụng số lượng chưa từng có dữ liệu đang được tạo ra

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xác định Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong 6 xu hướng hàng đầu tạo nên xã hội chúng ta. Hãng Gartner đánh giá máy móc thông minh là một xu hướng nằm trong tốp 3 các công nghệ mới nổi. Và Elon Musk, người sáng lập Tesla và SpaceX, còn cho rằng "chúng ta phải rất thận trọng về trí thông minh nhân tạo... nó có lẽ là mối đe dọa hiện hữu lớn nhất."

Nhưng AI là gì, và liệu sự cảnh giác về các hậu quả không mong muốn có cản trở tầm nhìn về những lợi ích to lớn nó có thể mang lại cho nhân loại? Đâu là những tác động đối với xã hội, sự phát triển kinh tế, và con đường dẫn tới thịnh vượng?

Kỷ nguyên “AI vạn vật”

Trong tương lai gần, hầu như mọi mặt cuộc sống của chúng ta sẽ đều bị ảnh hưởng bởi AI vạn vật (AoE) - một bước chuyển của nhân loại.

Đó là một thời đại chưa từng có, ở đó:

  1. Thời gian dường như bị nén lại, sự xuất hiện của những đổi mới đột phá mới tính bằng ngày và tuần chứ không phải năm.
  2. Hội tụ mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực: vật lý, kỹ thuật số, sinh học.
  3. Tự động hóa gia tăng theo cấp số nhân - dựa trên các cảm biến thông minh và IoT
  4. Khả năng kết nối bởi một mạng lưới AI số - thông qua việc triển khai nhanh chóng của khả năng học máy.

Thật vậy, AI đang tạo ra một cơn chấn động số với 80 % số công ty và việc làm có thể cần phải thay đổi. Máy móc có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại với độ chính xác cao, và với những tiến bộ gần đây về AI, máy móc còn có khả năng học hỏi, cải tiến và đưa ra quyết định, cho phép chúng thực hiện các nhiệm vụ trước đây được cho là phải do kinh nghiệm, sự sáng tạo và sự khéo léo của con người.

AI cũng sẽ hỗ trợ các ứng dụng mới nổi trong không gian IoT, với hàng tỷ thiết bị, vật và các đối tượng có khả năng học hỏi từ mô hình quan sát trong môi trường và truyền những bài học này cho một hệ sinh thái các thiết bị thông minh lớn hơn.

AI: trọng tâm để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

Sáng tạo AI sẽ là phương tiện trọng tâm để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của của Liên Hiệp Quốc bằng cách tận dụng số lượng chưa từng có dữ liệu đang được tạo ra trên hành vi cảm xúc, sức khỏe con người, thương mại, thông tin liên lạc, di cư, v.v..

Ví dụ, việc học và phân tích máy có thể mở rộng công tác chăm sóc y tế cho vùng sâu vùng xa thông qua chẩn đoán tự động và khai thác hiệu quả các nguồn lực chuyên môn và vận chuyển y tế (Mục tiêu số 3). Các phương pháp phát triển trong cộng đồng AI thậm chí có thể giúp tìm ra những ảnh hưởng quan hệ nhân quả trong các chương trình phát triển quy mô lớn, giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn về cách thiết kế các hệ thống giáo dục hiệu quả hơn (Mục tiêu số 4). Ý tưởng và các công cụ tạo ra tại điểm giao thoa của AI và thương mại điện tử có thể phát hiện ra những cách thức mới để tăng cường khái niệm kinh tế mới, chẳng hạn như tài chính vi mô (Mục tiêu số 8). AI cũng sẽ là một nguồn lực quan trọng trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính trong đô thị và hỗ trợ sự phát triển của thành phố thông minh (Mục tiêu 11 và 13).

ITU và các tiêu chuẩn và quy định về AI

ITU đã có kế hoạch tổ chức một loạt các cuộc tạo đàm về AI tại Hội đồng tiêu chuẩn hóa viễn thông thế giới của ITU sắp tới ở Tunisia; cũng như tại ITU Telecom World và các hội nghị chuyên ngành Kaleidoscope của ITU  tại Bangkok, Thái Lan.

ITU cũng vừa ký kết hợp tác với Giải thưởng IBM Watson AI XPRIZE. Giải thưởng trị giá 5 triệu USD nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ AI từ nhiều nguồn mở khác nhau, và kích thích sự sáng tạo, đổi mới, trình diễn các công nghệ có tiềm năng mở rộng và giải quyết một số thách thức cấp bách nhất đối với xã hội và nền kinh tế.

Sự phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan có thể giúp chúng ta nhận ra những lợi ích của AI tiên tiến trên quy mô toàn cầu, hỗ trợ việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, dù nhận thức rõ lợi ích của tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ tiến bộ đáng kể nào để thống nhất các tiêu chuẩn đó. 

ITU cũng đã tạo ra một liên kết mới trên LinkenIn để thảo luận về công nghệ AI tiên tiến, ứng dụng và dịch vụ  CNTT, với mục đích tăng cường thảo luận về tương lai của sáng tạo AI và tác động của nó đến việc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tiêu chuẩn kỹ thuật về trí tuệ nhân tạo giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO