Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19

Nguyễn Hà| 13/10/2021 11:15
Theo dõi ICTVietnam trên

19 tạo ra thách thức nhưng cũng mang đến những cơ hội cho startup. Thay vì mò mẫm với xác suất thất bại cao, các vườn ươm khởi nghiệp như Viet Solutions sẽ đưa ra vấn đề để các founder tập trung tìm lời giải.

Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19”, một sự kiện bên lề cuộc thi Viet Solutions 2021, vừa được tổ chức nhằm tìm ra lối đi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh đại dịch.

Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các diễn giả tham dự sự kiện gồm ông Lê Bá Tân, Phó TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks); ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI (tên đầy đủ Vì Việt Nam AI) - startup từng đạt giải nhất Viet Solutions 2019; ông Hùng Trần, co-founder và CEO của Got It (startup từ Silicon Valley) và ông Trần Quang Hưng - Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện Vinacapital Ventures. Điều phối chương trình là ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm CEO của Le Group of Company.

Giải quyết nỗi đau Covid-19 hay nỗi đau hậu Covid-19?

Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của các diễn giả. Ông Lê Bá Tân cho rằng với các doanh nghiệp đang hoạt động, vật lộn với Covid-19 để tồn tại là điều không thể tranh khỏi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa phải tìm giải pháp để cầm cự nhưng cũng cần tìm hướng đi cho trung hạn và dài hạn.

Đối với các startup mới, việc giải quyết các nỗi đau mà Covid-19 gây ra sẽ chỉ mang tính thời điểm. Đến một lúc nào đó, chúng ta cũng sẽ đối mặt với dịch bệnh một cách chủ động hơn ngay cả khi nó không mất đi. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho thị trường thời hậu Covid-19 mới là mục đích mà các startup mới nên hướng tới, ông Tân nói.

Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Chia sẻ quan điểm này, ông Hùng Trần cho rằng vượt qua khó khăn do Covid-19 là cần thiết nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp không nên dồn toàn lực vào mục tiêu này. Thay vào đó, họ phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho con đường dài hơn.

“Nếu chỉ dùng những thông tin hiện có để phục vụ kế hoạch phát triển lâu dài thì rất bất hợp lý. Covid-19 sẽ bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang vật lộn, nắm bắt cơ hội để giải quyết những nỗi đau hiện hữu sẽ giúp sống qua ngày. Khi mọi thứ ổn định, startup phải có được nền tảng để đi theo con dường dài hơn hơn”, Hùng Trần chia sẻ.

Chia sẻ về những công nghệ tiềm năng, ông Trần Quang Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Đại diện quỹ đầu tư Vinacapital Ventures, nói rằng blockchain, dù đang gây tranh cãi, nhưng có thể là một hướng đi mà các startup có thể nghiên cứu. Thực tế, xu thế chuyển đổi số là tất yếu và các công cụ chuyển đổi số sẽ được chấp nhận nếu chúng chứng minh được hiệu quả.

Về phần mình, ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN Ai, sản phẩm giành giải nhất cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019 (tiền thân của Viet Solutions), chia sẻ: ông và những người đồng sáng lập đã không chọn con đường phát triển nóng. Bằng kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực AI ở châu Âu, hướng đi của VVN AI chính là làm và nhìn nhận thị trường.

“Chúng tôi đưa ra những quyết định khác nhau ở những thời khắc khác nhau”, ông Tùng nói.

Cơ hội từ Viet Solutions

Với sự kết hợp của Bộ Thông tin và truyền thông cùng Tập đoàn Viettel, Viet Solutions đang ngày càng chứng minh được vai trò, hiệu quả trong nỗ lực thúc đẩy các startup phát triển. Năm nay, ban tổ chức cuộc thi sẽ đưa ra những đề bài mà Chính phủ và doanh nghiệp lớn đang cần tìm lời giải. Đây là những “nỗi đau” hiện hữu và giải quyết tốt nỗi đau đó, startup chắc chắn sẽ thành công.

Bản thân các diễn giả cũng đã gửi những lời chia sẻ tới các startup đang muốn tham dự cuộc thi. Ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI, startup từng giành giải Nhất cuộc thi tiền thân của Viet Solutions cho biết các doanh nghiệp hãy chuẩn bị những sản phẩm tốt khi tham dự cuộc thi. Bên cạnh những góp ý của ban giám khảo, startup có cơ hội tương tác với các hệ sinh thái lớn của “sếu đầu đàn” cũng là cơ hội quảng bá hữu hiệu. Ngoài ra, những ý tưởng tốt có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Viettel và nhiều doanh nghiệp lớn khác ngay cả khi không đoạt giải.

Ông Lê Bá Tân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), cho rằng Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát khi Việt Nam có đủ vắc xin. Chính vì vậy, dù startup dự thi hay không cũng cần có những ý tưởng, giải pháp hướng tới những gì xã hội cần sau khi dịch bệnh qua đi.

Đối với những startup muốn tham dự Viet Solutions 2021, ông Tân nhấn mạnh cái bắt tay của những người “đồng sàng đồng mộng”, có cùng lợi ích, chia sẻ mục tiêu. Với Tập đoàn Viettel, ông Tân cho biết những mảng như 5G, Cloud, IoT, Data Analytics… đang được đẩy mạnh nên những startup có giải pháp trong lĩnh vực này dễ có cơ hội hợp tác hơn.

“Với tinh thần mở, chúng tôi mong chúng ta sẽ nắm bắt cơ hội cùng nhau. Đó là cơ hội của Viettel cũng như cơ hội của các startup. Việc hợp tác sẽ giúp startup giảm thiểu chi phí, tiếp cận công nghệ mới nhất cũng như có cơ hội lớn hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra các sản phẩm thành công”, ông Tân nhấn mạnh.

Ông Hùng Trần, co-founder và CEO của Got It, cho rằng các startup nên chọn những cuộc thi phù hợp với mục tiêu và giải pháp của mình. Ông Trần Quang Hưng thì nhấn mạnh các startup nên chuẩn bị tinh thần nắm bắt cơ hội từ Viet Solutions hay các cuộc thi khác bởi luôn có những nhà đầu tư đi tìm kiếm những giải pháp hữu ích với họ. Đó cũng là cơ hội tốt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay.


Do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức, Viet Solutions hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia.

Cùng với đó, chương trình đóng vai trò bàn đạp, giúp các startup dự thi hoàn thiện giải pháp, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, cả về tài chính lẫn công nghệ, để sớm đi vào thực tế.

Năm nay, Bộ Thông tin và truyền thông cùng các Tổng công ty của Viet Solutions sẽ chủ động đưa ra bài toán để các startup tìm lời giải. Những bày toán này xuất phát từ nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, giúp những giải pháp tốt sớm có cơ hội được đưa vào đời sống.

Tìm hiểu thông tin hoặc đăng ký tham gia cuộc thi tại đây: https://vietsolutions.net.vn/vn


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Xử phạt VNTEL 70 triệu đồng vì gọi rác bôi nhọ, đòi nợ
    Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam (VNTEL) 70 triệu đồng vì thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ.
  • Công nghệ và câu chuyện truyền cảm hứng của chàng trai "người điếc”
    Cơn bạo bệnh ngày bé đã khiến Phạm Minh Chiến từ một cậu bé bình thường trở thành “người điếc”. Không đầu hàng số phận, Chiến nỗ lực học tập, rồi bén duyên với công nghệ.
  • Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng DTTS và miền núi
    Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS và miền núi giữ vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, và củng cố nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. NCUT là lực lượng quần chúng đặc biệt - nhịp cầu kết nối ý Đảng với lòng dân, trung tâm khối đại đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng.
  • FPT.IDCheck: Giải pháp "tháo gỡ" bài toán xác thực định danh
    Một trong những giải pháp nổi bật đóng góp vào quá trình xây dựng kinh tế số - xã hội số của FPT đó là giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck. Giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ rủi ro về giả mạo xác thực trong giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm, tăng khả năng tự động hóa và sức cạnh tranh.
  • Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu ngàn tỷ tại Việt Nam
    Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính chủ động cho hạ tầng Internet, góp phần phục vụ mạnh mẽ hơn cho công tác chuyển đổi số trong nước mà còn sẵn sàng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • AI giúp giảm rủi ro, bảo vệ dữ liệu
    Các tổ chức, doanh nghiệp giờ đây có thể biết, dự đoán, ngăn chặn tình trạng mất dữ liệu trên các thiết bị được quản lý và không được quản lý thông qua việc sử dụng giải pháp AI của Fortinet.
  • Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn
    Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam đang có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn.
  • Viettel 5G2B: Kiến tạo cuộc sống mới với giao thông thông minh và logistics
    Đưa kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, mật độ thiết bị cực lớn từ mạng 5G vào phát triển giao thông thông minh và logistics, Viettel 5G2B hứa hẹn mở ra những tiện ích mới chưa từng có cho cuộc sống người dân Việt Nam trong kỷ nguyên số.
  • Hà Giang coi trọng phát triển KT-XH vùng đồng bào thiểu số, miền núi
    Công tác dân tộc, nhất là phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO