Tìm lại quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

PV| 20/10/2022 15:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, trực tiếp đến một số địa phương trọng điểm.

Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, trong đó đã giao Chính phủ tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và bố trí 2 gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội cho cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân.

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách

Việc đưa tinh thần Nghị quyết và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Xây dựng đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cục, vụ trực thuộc bộ và các đơn vị liên quan.

Cụ thể, khi mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh, Bộ Xây dựng tập trung thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đầu tư công; phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công.

Tìm lại quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân - Ảnh 1.

Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Ảnh minh họa

Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Xây dựng đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở...

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, Bộ này sẽ nghiên cứu, xem xét điều kiện, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng tham gia chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; phối hợp Ngân hàng Nhà nước trong triển khai các khoản vay của chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm (2022 - 2023).

Bộ Xây dựng tiếp tục cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Theo đó, bộ sẽ nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi; rà soát, tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thông qua điều chỉnh bổ sung chính sách nhằm tăng nguồn thu, đồng thời hỗ trợ khả năng thanh toán. Ngoài ra, Bộ Xây dựng chủ động tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Rà soát thanh tra sử dụng đất đến tận các địa phương

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, trực tiếp đến một số địa phương. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022, trong đó một trong ba trọng tâm là việc thanh tra tại 11 tỉnh, thành phố về việc dành quỹ đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ khẩn trương thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch ngay sau khi nhận được đầy đủ báo cáo của các địa phương phục vụ tổ chức thanh tra.

Được biết, Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân (theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ) do ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng là Tổ trưởng; ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Tổ phó; cùng đại diện lãnh đạo Vụ Quy hoạch kiến trúc, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội…

Tiếp đó tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp).

Theo Bộ Xây dựng tính đến cuối năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị; đang tiếp tục triển khai 278 dự án với khoảng 274 nghìn căn hộ, trong đó có khoảng 100 dự án nhà ở công nhân với khoảng 134 nghìn căn hộ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay cho thấy, vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người dẫn tới khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm. Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Tìm lại quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO