Tình hình tiêu chuẩn hóa các trạm gốc mạng thông tin di động ở Việt Nam

Quang Hưng| 24/10/2017 11:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã cho xây dựng nhiều dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật chung áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Với sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, điện, điện tử, đặc biệt là các yêu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD), các mạng thế hệ mới LTE, LTE Advanced,... thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) là sẽ những thiết bị vô tuyến đa dạng về chủng loại và chiếm số lượng lớn trong hệ thống mạng thông tin di động ở nước ta trong tương lai gần.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật chung đối với các thiết bị vô tuyến điện đang được Bộ TTTT đặc biệt chú trọng. Bộ TTTT đã cho xây dựng nhiều dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật chung áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Bộ TTTT đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để quản lý riêng các thiết bị trạm gốc đối với các chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, W-CDMA FDD (UTRA FDD),…

Các quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành

Bộ TTTT là cơ quan ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các thiết bị thuộc quản lý chuyên ngành. Trong đó, Bộ TTTT đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến thiết bị trạm gốc trong các mạng thông tin di động, bao gồm:

a. QCVN 14:2010/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1x

Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong QCVN 14:2010/BTTTT phù hợp với tài liệu C.S0010-A “Tiêu chuẩn khuyến nghị các đặc tính tối thiểu cho trạm gốc trải phổ CDMA2000” của 3GPP2 (3rd Generation Partnership Project 2).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này qui định các yêu cầu thiết yếu và phương pháp đo đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 2000-1x hoạt động trong các băng tần 450 MHz, 800 MHz và 2 GHz.

b. QCVN 16: 2010/BTTTT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD:

Các yêu cầu kỹ thuật của QCVN 16:2010/BTTTT phù hợp với các tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-3 V2.2.1 (2003-10), ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10) và TS 125 141 V6.4.0 (2003-12) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các thiết bị trạm gốc của hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD).

Quy chuẩn này áp dụng cho các trạm gốc UTRA FDD, kể cả các trạm gốc hỗ trợ việc phát HS-PDSCH sử dụng điều chế QPSK và 16QAM và cũng áp dụng cho các trạm gốc diện rộng, các trạm gốc có vùng phục vụ trung bình và các trạm gốc cục bộ. Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến được phân bổ cho thông tin mặt đất/vệ tinh và nguồn tài nguyên quĩ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.

c. QCVN 41:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM:

Các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn I-ETS 300 609-1 (GSM 11.21 V4.14.1) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu về vô tuyến đối với các thiết bị trạm gốc của hệ thống thông tin di động GSM trong băng tần cơ sở 900 MHz. Các yêu cầu tuân thủ thiết yếu thỏa mãn các mục tiêu:

- Đảm bảo sự tương thích giữa các kênh vô tuyến trong cùng một ô (cell);

- Đảm bảo sự tương thích giữa các ô (cho cả các ô kết hợp và không kết hợp);

- Đảm bảo sự tương thích với các hệ thống đã có trước trong cùng một băng tần số hoặc các băng tần số lân cận;

- Thẩm tra những khía cạnh quan trọng về chất lượng truyền dẫn của hệ thống.

- Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến được phân bổ cho thông tin mặt đất/vệ tinh và nguồn tài nguyên quĩ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.

d. QCVN 18:2014/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện:

QCVN 18:2014/BTTTT thay thế QCVN 18:2010/BTTTT.

Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 18: 2010/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-9) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan.

Cách bố trí đo kiểm EMC và phương pháp đánh giá kết quả đo kiểm riêng thích hợp cho từng loại thiết bị thông tin vô tuyến được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489.

Cùng với các quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm liên quan, quy chuẩn này chỉ rõ khả năng áp dụng các phép đo thử EMC, phương pháp đo thử, các giới hạn và chỉ tiêu chất lượng đối với thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ liên quan. Trong trường hợp khác biệt (ví dụ về điều kiện riêng, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa quy chuẩn này và các quy định trong Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489thì phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 được áp dụng.

Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quy định điều kiện riêng cho thiết bị/dịch vụ vô tuyến cụ thể, ví dụ trong trường hợp khởi tạo mới một dịch vụ vô tuyến hoặc một ứng dụng cụ thể, quy chuẩn này có thể được sử dụng cùng với thông tin riêng của thiết bị thông tin vô tuyến do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra các yêu cầu EMC như đã nêu ra trong quy chuẩn này.

e. QCVN 47:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị vô tuyến điện

QCVN 47:2015/BTTTT thay thế QCVN 47:2011/BTTTT. Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 47:2011/BTTTT phù hợp với Thể lệ vô tuyến điện quốc tế - ITU (2012), Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện (Quyết định số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện đối với thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hoạt động trong dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz, sử dụng các phương thức điều chế, mã hoá và nén dãn phổ tần khác nhau.

Hiện nay, thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM và WCDMA đã được đưa vào “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông”, do đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy. Hiện nay, Quy chuẩn dùng để đánh giá các thiết bị như trong Bảng 1:

Bảng 1. QCVN sử dụng để đánh giá chất lượng thiết bị trạm gốc trong hệ thống di động GSM, WCDMA FDD trong Thông tư 05/2014/TT-BTTTT

STT

Tên sản phẩm

Quy chuẩn áp dụng

1

Thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM

QCVN 41:2011/BTTTT

QCVN 47:2011/BTTTT

QCVN 18:2010/BTTTT

2

Thiết bị trạm gốc thông tin di động WCDMA FDD

QCVN 16:2010/BTTTT

QCVN 18:2010/BTTTT

Chú thích:

  • QCVN 18:2014/BTTTT thay thế QCVN 18:2010/BTTTT;
  • QCVN 47:2015/BTTTT thay thế QCVN 47:2011/BTTTT.

Nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced)

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã xây dựng dự thảo QCVN xxx:2015/BTTTT trong việc quản lý về tương tích điện từ đối với thiết bị trạm gốc và trạm lặp trong mạng thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE. Bộ TT&TT cũng tiến hành rà soát và sửa đổi QCVN 16:2010/BTTTT.

Tuy nhiên, đến nay vân chưa có các quy định quản lý về các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced). Do đó, việc xây dựng QCVN về yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) là cần thiết để hoàn thiện bộ quy chuẩn để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng các thiết bị này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tình hình tiêu chuẩn hóa các trạm gốc mạng thông tin di động ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO