Truyền thông

Toàn cảnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vừa khánh thành

Ngọc Anh - Lê Khánh 31/08/2023 09:36

Sáng 30/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã cắt băng khánh thành và thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bắc qua sông Hồng với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

vinh-tuy-13.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo thành phố Hà Nội dự lễ khánh thành và thông xe Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Lê Khánh.
vinhtuy.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo TP Hà Nội cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy-8.jpg
Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công xây dựng tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,5 km; mặt cắt ngang 19,3 m được thiết kế gồm 53 nhịp. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy-9.jpg
Sau khoảng 2,5 năm dự án đã hoàn thành và thông xe vào ngày 30/8 nhân kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023). Cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy-11.jpg
Hệ thống chiếu sáng nghệ thuật sử dụng hơn 600 đèn led được lắp ở dải phân cách giữa trên cầu Vĩnh Tuy 1 và 2. Đèn led có hình tháp cao nhất là 3,5 m thấp nhất 1,4 m. Mỗi đèn cách nhau 6 m bố trí so le, cao thấp khác nhau. Chi phí thiết kế thi công hơn 17 tỷ đồng. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy-12.jpg
Ở giữa cột đèn chiếu sáng giao thông sẽ có 5 cột đèn trang trí cao nhất ở giữa và thấp dần về hai phía. Các cột đèn có màu sắc vàng đậm tương phản với hệ thống chiếu sáng giao thông được thiết kế trong kính mờ đảm bảo cho người tham gia giao thông không bị ảnh hưởng. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy3.jpg
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, tổng thể cầu Vĩnh Tuy hoàn chỉnh có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn ôtô. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy6.jpg
Mặt cắt ngang cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là 19,25m, tương đương 4 làn xe. Ảnh: Lê Khánh.
vinhtuy4.jpg
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép với tải trọng thiết kế HL-93 theo TCVN11823-2017, chịu được động đất cấp 8. Ảnh: Lê Khánh.
vinh-tuy13.jpg
Dự án cầu Vĩnh Tuy hoàn thành cũng chứng tỏ được năng lực, kinh nghiệm để thành phố Hà Nội có thể triển khai thi công các công trình cầu khác bắc qua sông Hồng trong những năm tới, như: cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở… Ảnh: Lê Khánh./.
Bài liên quan
  • Tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Hồng
    Phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, thành phố trong vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... tạo động lực bứt phá về kinh tế - xã hội cho khu vực trong tương lai.
  • Đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững
    Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được định hướng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; đi đầu về phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số.
  • Xây dựng Đồng bằng sông Hồng thành trung tâm dịch vụ dữ liệu khu vực
    CMC cam kết sẽ tiếp tục đóng góp trong việc xây dựng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) trở thành Trung tâm dịch vụ dữ liệu (TTDVDL) của khu vực, góp phần đưa Việt Nam thành trung tâm số (digital hub) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Toàn cảnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vừa khánh thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO