Tội phạm mạng: bẻ khóa mật khẩu internet thật dễ dàng

Trương Khánh Hợp| 28/04/2019 10:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Khảo sát của GCHQ cho thấy hàng triệu người đang sử dụng các mật khẩu hầu hết là dễ đoán - bao gồm ‘password’ (mật khẩu), ‘qwerty’ và các tên siêu anh hùng.

Tin tặc đã đoán đúng mật khẩu 330.000 lần với từ khóa “superman” (Siêu nhân).

Tội phạm mạng đang ngày càng sử dụng những mánh khóe gian lận lắt léo để lừa người dùng internet tiết lộ những thông tin trực tuyến đắt giá của họ. Tuy nhiên, hàng triệu người dùng đã tiếp tay cho những kẻ lừa đảo, khiến chúng không cần bận tâm đến việc triển khai các mánh khóe để thu thập thông tin, bằng cách chọn những mật khẩu đơn giản một cách kỳ lạ dù đã được báo động trong danh sách mới đây của các chuyên gia bảo mật trực tuyến.

Một trong số các mật khẩu nằm trong danh sách chính là “password”.

Theo một đánh giá toàn diện của Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh: chỉ cần gõ từ khóa này đã cho phép những kẻ lừa đảo có quyền truy cập vào một số lượng lớn các tài khoản:  3,6 triệu tài khoản trên toàn thế giới.

Tuy vậy, số lượng tài khoản này vẫn cách xa so với mật khẩu phổ biến nhất, như một món quà, dành tặng quyền truy cập cho tin tặc.  Khoảng 23,2 triệu người đã sử dụng chuỗi “123456” làm mật khẩu của họ. 3,8 triệu người khác được phát hiện đã sử dụng “qwerty” - sáu chữ cái đầu tiên ở phía trên bên trái của bàn phím tiêu chuẩn.

Sự lo ngại về sai lầm trong bảo mật trực tuyến đã xuất hiện trong đánh giá 100.000 mật khẩu hàng đầu bị bẻ khóa bởi tin tặc, được thực hiện bởi NCSC - một bộ phận của cơ quan tình báo GCHQ. Sử dụng những cái tên yêu thích, tên các đội bóng đá, ban nhạc hay những nhân vật hư cấu cũng để lộ ra hàng triệu vụ xâm phạm. Lời khuyên từ trung tâm vô cùng đơn giản - sử dụng ba từ ngẫu nhiên làm mật khẩu sẽ giữ thông tin của bạn an toàn.

Điều này đi kèm với dẫn chứng: người dùng internet ở Anh dành sự quan tâm nghiêm túc về khả năng bị lừa gạt trực tuyến. Hơn 2/5 (42%) người được hỏi dự kiến sẽ bị mất tiền thông qua những chiêu trò gian lận trên mạng internet vào năm 2021 - theo “Cuộc điều tra mạng đầu tiên của Vương quốc Anh” do NCSC thực hiện.

Cơ quan tình báo và an ninh quốc gia Anh, cho biết 3,8 triệu người sử dụng “qwerty” làm mật khẩu.

Trong khi 89% người được hỏi sử dụng internet để mua hàng trực tuyến, với 39% sử dụng thường xuyên hàng tuần, chỉ 15% trả lời rằng họ biết nhiều cách bảo vệ bản thân khỏi những hành vi gây hại. Một phần ba cho biết họ nhờ vào sự tư vấn của bạn bè và gia đình. Không tới một nửa số người được hỏi thường xuyên sử dụng mật khẩu riêng và đủ mạnh cho tài khoản email của họ.

Dữ liệu về mật khẩu bị xâm nhập được thu thập trên phạm vi toàn cầu đã có trong miền công cộng, đã bị tin tặc bán hoặc chia sẻ. Những cái tên yêu thích, tên các đội thể thao hay các nhạc sĩ cũng lặp đi lặp lại hàng trăm ngàn lần trong số các mật khẩu bị hack hàng đầu.

Có tới 432.276 tài khoản đã sử dụng mật khẩu với tên “Ashley”, trong khi đó, “Michael” cũng được sử dụng tới 425.291 lần. Những người hâm mộ bóng đá cũng cho phép tình yêu của họ với các câu lạc bộ làm giảm tính phòng vệ. Mật khẩu “Liverpool” đã bị xâm phạm tới 280.723 lần, với “Chelsea” là 216,677 lần, và “Arsenal” là 179,095 lần.

Tên các ban nhạc cũng là một điểm yếu khác. Trong khi “blink182” có vẻ như là một mật khẩu mạnh, thì 285.706 người đã sử dụng nó như một mật khẩu. Đối với các nhân vật truyện tranh, “Superman” là phổ biến nhất, với 333.139 tài khoản bị hack đã sử dụng nó.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn TT&TT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tháng công nhân, NLĐ 2024
    Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 đã được Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phát động sáng ngày 3/5/2024, tại Hà Nội.
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Phát triển nông nghiệp bền vững, cần chuyển đổi số trong mọi quy trình
    Cách đây không lâu, tại diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, nhiều quan điểm, góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Tội phạm mạng: bẻ khóa mật khẩu internet thật dễ dàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO