Top 10 công việc được trả lương cao nhất về công nghệ

Mai Linh, Phạm Thu Trang, Lâm Thị Nguyệt| 13/11/2018 18:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Bạn không cần phải được đào tạo bài bản về mặt kỹ thuật để có được công việc tại một trong những công ty công nghệ hàng đầu. Nhưng đối với những người đang từng bước phát triển kỹ năng kỹ thuật của họ, phần thưởng có thể rất lớn.

Microsoft

Trong báo cáo mới nhất của Glassdoor, công ty đã đánh giá các công việc công nghệ cao nhất trong ngành, dựa trên mức lương trung bình. Nó có thể cung cấp cho bạn một kiến thức tốt về những gì cần tập trung vào, nếu bạn đang quan tâm đến việc theo đuổi một công việc ở Silicon Valley và thậm chí xa hơn thế.

Dưới đây là top 10 các công việc được trả lương cao nhất ngành công nghệ:

10. Kỹ sư bảo mật thông tin: 131.300 đô la

10. Information security engineer: $131,300

Một kỹ sư bảo mật thông tin hoạt động để bảo vệ dữ liệu của công ty và các tài sản khác tránh khỏi các cuộc tấn công bởi tin tặc và các bên nguy hại khác. Nhiệm vụ của họ có thể là thông qua việc tăng cường mã hóa hoặc tìm kiếm để đóng bất kỳ khoảng trống bảo mật nào trong cơ sở hạ tầng của công ty.

9. Kỹ sư DevOps: 137.400 đô la

 9. DevOps engineer: $137,400

Kỹ sư DevOps (phát triển và hoạt động) là một vai trò chuyên môn liên quan đến việc phân phối rất nhiều mã một cách nhanh chóng.

8. Kiến trúc sư doanh nghiệp: 144.400 đô la

8. Enterprise architect: $144,400

Kiến trúc sư doanh nghiệp phát triển các kế hoạch và luồng công việc để triển khai và duy trì các máy chủ, phần mềm và các tài sản công nghệ thông tin khác. Nói cách khác, một kiến trúc sư doanh nghiệp có nhiệm vụ đề xuất (hoặc ít nhất, đóng góp) chiến lược công nghệ thông tin.

7. Người quản lý chương trình kỹ thuật: 145.000 đô la

7. Technical program manager: $145,000

Người quản lý chương trình kỹ thuật sẽ theo dõi các dự án khác nhau trong toàn công ty, bao gồm kiểm tra mã hóa, đặt ra kỳ vọng sản phẩm và giám sát quá trình phát triển sản phẩm.

6. Kỹ sư phần mềm: 145.400 đô la

6. Software architect: $145,400

Một kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm thiết lập kế hoạch tổng thể và chiến lược thực hiện trên phần mềm được xây dựng. Bạn cần phải có năng lực kỹ thuật để đảm nhận vai trò này, và nhờ vào đó, bạn thực sự đặt tốc độ và mục tiêu cho các nhóm phát triển khác.

5. Kỹ sư ứng dụng: 149.000 đô la

5. Applications architect: $149,000

Kỹ sư ứng dụng lựa chọn chiến lược cho các ứng dụng trong một công ty: Khi nào sử dụng các công cụ hiện có, khi nào xây dựng các công cụ mới và đôi khi phát triển các nguyên mẫu riêng của chúng để tạo tiền đề phát triển hơn nữa.

4. Kỹ sư cơ sở hạ tầng: 153.000 đô la

4. Infrastructure architect: $153,000

Các kỹ sư cơ sở hạ tầng sẽ chịu trách nhiệm về các hệ thống công nghệ thông tin cơ bản trong một công ty, có thể bao gồm các máy chủ, các trung tâm dữ liệu hoặc các nền tảng điện toán đám mây.

3.  Người quản lý phát triển phần mềm: 153.300 đô la

3. Software development manager: $153,300

Người quản lý phát triển phần mềm sẽ dẫn dắt các nhóm chịu trách nhiệm phát triển và thử nghiệm một số hệ thống hoặc ứng dụng nhất định trong một công ty.

2. Kỹ sư kho dữ liệu: 154.800 đô la

2. Data warehouse architect: $154,800

Một kỹ sư kho dữ liệu giám sát tất cả các dữ liệu khổng lồ của công ty, và giúp chuẩn bị nó để tiến hành phân tích.

1. Người quản lý kỹ thuật phần mềm: 163.500 đô la

1. Software engineering manager: $163,500

Người quản lý kĩ thuật phần mềm sẽ dẫn dắt các nhóm được giao nhiệm vụ để phát triển, nghiên cứu và thử nghiệm phần mềm của công ty. Đây là một vai trò quan trọng trong bất kỳ công ty xây dựng hoặc duy trì phần mềm nào.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Top 10 công việc được trả lương cao nhất về công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO