TP.HCM cần chú trọng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phương Thanh - Cục Công tác phía Nam| 04/12/2015 16:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng ngày 3/12, Đoàn công tác Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với các sở, ban, ngành TP.HCM về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại TP.HCM. Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Trần Văn Bảy cho biết, trong năm 2015 thành phố đã ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật và 13 quyết định, kế hoạch, công văn nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền đậm nét về Hiến pháp 2013, các văn bản luật được Quốc hội khóa XIII thông qua và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; tiếp tục phổ biến các luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…

Theo thống kê sơ bộ, trong năm 2015 các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận huyện của TP.HCM đã tổ chức được 31.408 cuộc phổ biến pháp luật với hơn 2,2 triệu lượt người tham dự. Đồng thời, tổ chức 849 hội thi tìm hiểu pháp luật với 233.363 lượt người tham dự. Tổ chức in ấn, phát hành hơn 4,7 triệu tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức: cẩm nang, tài liệu hỏi đáp, sách, pano, áp phích, băng rôn, tiểu phẩm…

Tại buổi làm việc, đại diện TP.HCM kiến nghị các cơ quan trung ương ban hành kế hoạch công tác từ đầu năm, hạn chế phát sinh công việc ngoài chương trình; rà soát lại các chương trình, đề án, kế hoạch, có hướng điều chỉnh, hợp nhất hoặc bãi bỏ các đề án không hiệu quả, tốn kém. Đại diện thành phố cũng đề nghị Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp báo cáo viên là hội viên Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu nhưng có khả năng, trình độ và nguyện vọng làm báo cáo viên pháp luật để tăng cường, bổ sung lực lượng báo cáo viên ở địa phương…

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao các kết quả đạt được của TP.HCM trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua và cơ bản nhất trí với một số đề xuất hợp lý của thành phố. Thứ trưởng nhấn mạnh các cơ quan chức năng TP.HCM trong thời gian tới cần chú trọng đến hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế, không chỉ thể hiện ở số lượng văn bản ban hành, số lượng hội thảo được tổ chức, số đại biểu tham dự, mà quan trọng nhất là nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được tăng cường. /.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM cần chú trọng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO