Trao tặng bộ tư liệu bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

03/11/2015 20:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng ngày 02/3/2015, tại trụ sở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã trao tặng bộ tư liệu bản đồ "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Thứ tưởng Trương Minh Tuấn trao bức tranh lưu niệm cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Đến dự và chủ trì buổi lễ có Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, đại diện các cục, vụ chức năng thuộc Bộ. Về phía Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có Thiếu tướng Lê Thái Ngọc, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh; đại diện các phòng, ban trực thuộc cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Phát biểu tại buổi lễ trao tặng, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với ngành Thông tin và Truyền thông thời gian qua.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Buổi lễ hôm nay là một trong số rất nhiều hoạt động hợp tác thường xuyên giữa Bộ TT&TT với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong công tác thông tin, tuyên truyền và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo giai đoạn 2010-2020. Cũng theo Thứ trưởng, trước đó, hai bên đã từng phối hợp tổ chức thành công nhiều lớp tập huấn cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên về biển, đảo; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ báo chí tác nghiệp; phối hợp công tác tuyên truyền đối ngoại tại một số cửa khẩu quốc tế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Thứ trưởng lưu ý: Năm 2015 là năm có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, trong đó có kỷ niệm 40 năm Giải phóng Trường Sa, các tư liệu được trao tặng cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hôm nay sẽ góp phần nhỏ bé tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc. Đồng thời, là lời tri ân tới đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền lại thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khích lệ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta củng cố tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động tiếp tục kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc vùng trời và từng thước đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Bức ảnh Đại tướng Lê Đức Anh phát biểu tại Trường Sa năm 1988

Tại buổi lễ, Bộ TT&TT đã trao tặng 180 tư liệu, bản đồ cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đây là một phần trong số các tư liệu thu thập được từ Việt Nam và các nước trên thế giới, có giá trị pháp lý và lịch sử mạnh mẽ trong việc khẳng định và chứng minh Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến, các nhà nước Việt Nam sau này liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này. Đặc biệt, nhiều tư liệu, bản đồ do Nhà nước phương Tây và do chính Trung Quốc công bố hàng trăm năm qua cho thấy, Trung Quốc không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm quan khu trưng bày

Cũng tại buổi lễ, đã trưng bày 180 tư liệu, bản đồ quý được tập hợp từ các nhà nghiên cứu, học giả ở trong và ngoài nước được chia thành 4 nhóm chính gồm:

Nhóm 1: Các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó điểm nhấn là bộ sưu tập 19 Châu bản của Vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820-1841) đến triều Bảo Đại (1925-1945); Phiên bản 05 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa

Nhóm 2: Tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, Phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; theo đó, tất cả các bản đồ của Trung Quốc thừ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây cho thấy, lãnh thổ cực nam của Trung Quốc không vượt xuống dưới vĩ độ 18. Đáng lưu ý là Bản đồ Partie de la Conchinchine trích từ bộ Atlas Thế giới Bruxelles năm 1827 lần đầu tiên vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa như một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng, khách quan và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.

Nhóm 3: Phiên bản 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hòa về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa;

Nhóm 4: Một số hình ảnh về Trường Sa hôm nay, những đóng góp của ngành Thông tin và Truyền thông và lực lượng Bộ đội biên phòng trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Lê Thái Ngọc – Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh đã trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả giữa Bộ TT&TT với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thời gian qua. Buổi trao tặngBộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ngày hôm nay là minh chứng sinh động cho sự phối hợp, giúp đỡ tận tình của Bộ cũng như các đơn vị chức năng thuộc Bộ, góp phần giúp cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng bộ đội biên phòng nâng cao nhận thức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trao tặng bộ tư liệu bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO