Trẻ tiếp cận Internet sớm: Lợi bất cập hại

Hoàng Hà| 03/12/2021 10:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Bên cạnh nguy cơ bị bắt nạt trên mạng, lấy thông tin cá nhân, trẻ có thể phải tiếp xúc với thông tin không đúng độ tuổi hoặc nghiện Internet.

Mọi hoạt động học tập, giải trí... đều dịch chuyển lên Internet, kéo theo rủi ro lớn cho phụ huynh, trẻ em như bị lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, tiếp cận thông tin giả mạo. Đặc biệt, với trẻ em là đối tượng yếu thế chưa được trang bị nhiều kiến thức về truy cập mạng, sẽ gặp nguy hiểm khi online.

Trẻ tiếp cận Internet sớm: Lợi bất cập hại - Ảnh 1.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch bệnh, trẻ em dần chuyển sang học tập và giải trí qua mạng Internet. Công nghệ giúp trẻ kết nối với bạn bè, phát triển kỹ năng, học từ xa... Nhưng mặt trái, công cụ này tiềm ẩn những nguy cơ nếu không có biện pháp an toàn, kiểm soát từ phụ huynh. Nguy cơ mà các em thường gặp phải trên không gian mạng như: Bị phát tán thông tin cá nhân; Nghiện Internet; Bị bắt nạt trực tuyến; Bị lôi kéo dụ dỗ tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí bị xâm hại tình dục. Hiểm họa này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm lệch lạc suy nghĩ, ảnh hưởng sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Bị lừa đảo, dụ dỗ

Khi thiếu kỹ năng phòng bị, trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, đặc biệt liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục hoặc ăn cắp thông tin cá nhân. Nhiều đối tượng xấu sử dụng mạng xã hội để tiếp cận trẻ em. Thông qua những chiêu trò như tặng quà, dùng lời phỉnh nịnh, dụ dỗ… các em có thể để lộ thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc cài phần mềm độc lên máy tính, từ đó tin tặc có thể khai thác dữ liệu, quay lén hoặc thực hiện hành vi tấn công phá hoại.

Tiếp xúc với thông tin xấu

Hoạt động trực tuyến gia tăng có thể khiến trẻ em tiếp xúc với thông tin không phù hợp lứa tuổi, có thể gây hại đến thể chất lẫn tinh thần như nội dung bạo lực, suy nghĩ lệch lạc hoặc kích động tự tử, tự làm hại bản thân. Các em cũng có thể nhìn thấy những quảng cáo thực phẩm không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi, các thông tin sai lệch gây lo lắng, sợ hãi....

Bị bắt nạt trên mạng

Bắt nạt trên mạng là một trong những nguy cơ hàng đầu có thể xảy đến với trẻ em khi sử dụng Internet. Các hành vi này có thể diễn ra ở nhiều nơi trên môi trường mạng, như trên mạng xã hội, nhóm chat, trong game hoặc thậm chí cả khi học trực tuyến. Phương thức phổ biến của bắt nạt mạng thường là kêu gọi tẩy chay, lan truyền những hình ảnh nhạy cảm, thông tin gây xấu hổ, bao gồm cả những thông tin sai sự thật. Kẻ xấu cũng có thể gửi các tin nhắn mạo danh, nặc danh để đe dọa hoặc làm tổn thương trẻ. Trên Internet, những hành động này có thể lặp đi lặp lại, khiến trẻ tức giận hoặc sợ hãi, dẫn đến ảnh hưởng tâm lý hoặc làm những hành động nguy hiểm cho bản thân.

Mắc bệnh do nghiện Internet

Một tình trạng khác được các chuyên gia tâm lý nhắc nhiều hiện nay là nguy cơ rối loạn tâm thần và hành vi, rối loạn cảm xúc sau khi sử dụng Internet. Thống kê tại một bệnh viện lớn ở Việt Nam, các ca bệnh liên quan đến nghiện Internet có xu hướng liên tục tăng trong 10 năm trở lại đây, trong đó không ít bệnh nhân là thiếu niên, sử dụng Internet trong thời gian dài. Khi bị tách rời với Internet, bệnh nhân có thể có hành vi như đập phá, la hét, hay ngồi một chỗ thu mình. Việc chữa trị thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Rủi ro khi truy cập không gian mạng thường xảy ra với các em nhỏ đối tượng không biết cách tự bảo vệ mình. Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông), số ca phản ánh về các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Người dùng càng nhiều thì nguy cơ bị tấn công mạng càng cao, nhất là về an toàn thông tin, tài chính, tiếp theo là an toàn cho trẻ em. Các nguy cơ về lừa đảo, tin giả với những người đang làm việc tại nhà rất dễ xảy ra và cần phải hết sức cảnh giác trong bối cảnh dịch bệnh. Các nhân viên văn phòng làm việc tại nhà nên chủ động nâng cao kiến thức, chủ động sử dụng những giải pháp để ngăn chặn những trang web lừa đảo, visus, phần mềm độc hại.

Các chuyên gia đưa ra những hướng dẫn, cảnh báo về cách phụ huynh trong gia đình có thể bảo vệ an toàn cho chính mình cũng như các thành viên, như không click vào các đường link lạ; Hướng dẫn con cách giữ kín thông tin cá nhân trên mạng; Thỏa thuận quy tắc online... Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang nỗ lực xây dựng, triển khai, cải tiến mô hình để khách hàng truy cập Internet an toàn đồng thời giải đáp cho khách hàng khi có sự cố, triển khai các giải pháp kỹ thuật giúp khách hàng kiểm soát tốt hơn những mối hiểm hoạ khi online.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trẻ tiếp cận Internet sớm: Lợi bất cập hại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO