Triển khai DNSSEC đảm bảo an toàn, tin cậy hạ tầng hệ thống DNS tại Việt Nam (P1)

03/11/2015 20:52
Theo dõi ICTVietnam trên

DNSSEC cung cấp một cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau (chain of trust) theo cấu trúc hình cây của hệ thống DNS, bắt đầu từ máy chủ ROOT DNS.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DNS VÀ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN THÔNG TIN

Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được xem là hạ tầng lõi trọng yếu của mạng Internet, đóng vai trò hết sức quan trọng, là hệ thống dẫn đường hay còn được ví như trái tim của mạng Internet. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống DNS được mô tả như trong Hình 1.

Do tính chất quan trọng của hệ thống này, hiện nay các cuộc tấn công, khai thác lỗ hổng của hệ thống DNS ngày càng được tiến hành một cách tinh vi, với quy mô ngày càng lớn. Mục đích của những kẻ tấn công là làm tê liệt hệ thống hoặc chuyển hướng tên miền đến một địa chỉ IP khác, từ đó có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng.

Bên cạnh đó, giao thức DNS được ra đời từ rất lâu và bản thân giao thức còn tồn tại một số lỗ hổng bảo mật vốn có. Khi các doanh nghiệp và chính phủ ngày càng phụ thuộc vào Internet, tất cả mọi thứ từ thông tin liên lạc đến các dịch vụ thương mại quan trọng ứng dụng CNTT, các lỗ hổng bảo mật hệ thống DNS ngày càng gây ra mối đe dọa đáng kể.

Các trường hợp tấn công DNS phổ biến có thể gặp như chuyển hướng phân giải DNS của người dùng sang một DNS giả mạo, "đầu độc" bộ nhớ đệm (cache) DNS, hoặc giả mạo thay đổi các bản ghi trong DNS. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho người dùng tin tưởng họ đang truy xuất vào một website hoặc máy tính hợp lệ trong khi thực chất họ đã được dẫn đến một trang web có chứa nội dung độc hại.

DNSSEC LÀ GÌ?

Để giải quyết các nguy cơ ở trên, ngay từ năm 1990, các giải pháp khắc phục đã được nghiên cứu. Năm 1995, giải pháp DNSSEC được công bố, năm 2001 được xây dựng thành các tiêu chuẩn RFC dự thảo và cuối cùng được IETF chính thức công bố thành tiêu chuẩn RFC vào năm 2005.

DNSSEC (Domain Name System Security Extensions) là tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống DNS. Cả DNSSEC và SSL đều sử dụng nền tảng hạ tầng mã hóa công khai (PKI). DNSSEC không sử dụng để thay thế SSL mà ngược lại DNSSEC là tiêu chuẩn chung đảm bảo an toàn cho hạ tầng DNS, sử dụng bởi nhiều ứng dụng khác nhau, hỗ trợ cho SSL nhằm đảm bảo ngăn chặn tình huống người sử dụng kết nối đến một máy chủ không đúng trước khi kết nối được bảo vệ bởi SSL.

Truy vấn tên miền với hệ thống DNSSEC có bước xác thực (validation), thiết lập kết nối an toàn, tin cậy với người sử dụng.

MÔ HÌNH TRIỂN KHAI DNSSEC

DNSSEC cung cấp một cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau (chain of trust) theo cấu trúc hình cây của hệ thống DNS, bắt đầu từ máy chủ ROOT DNS.

Việc xây dựng được chuỗi tin cậy trong DNSSEC là bắt buộc, là cơ sở đảm bảo xác thực nguồn gốc và toàn vẹn dữ liệu trong DNSSEC. Chuỗi tin cậy được thực hiện từng bước, bắt đầu từ hệ thống máy chủ tên miền gốc (DNS ROOT) đến các máy chủ TLD, cho tới các hệ thống DNS cấp dưới. Sau khi được triển khai đầy đủ, việc tin tặc tấn công hệ thống DNS, chuyển hướng tên miền sẽ bị phát hiện và ngăn chặn.

Từ đó việc truy cập vào các dịch vụ trên tên miền được đảm bảo an toàn, xác thực, các nguy cơ đã trình bày ở trên được giải quyết.


Nguyễn Trường Thành

(còn nữa)

(TCTTTT Kỳ 1/12/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
    Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai DNSSEC đảm bảo an toàn, tin cậy hạ tầng hệ thống DNS tại Việt Nam (P1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO