Trở thành “công dân điện tử” chỉ với 3.000 đồng/tháng

03/11/2015 22:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Chỉ cần 3.000 đồng/tháng, người dân Thủ đô sẽ kịp thời nhận được thông tin cần thiết từ chính quyền sở tại, thông qua dịch vụ hành chính công “Công dân điện tử”.

Thêm một hình thức giao tiếp hành chính

Phường/xã là cơ quan hành chính Nhà nước gần dân nhất và giao dịch với công dân nhiều nhất. Phương thức liên lạc giữa chính quyền sở tại với người dân xưa nay được thực hiện qua hệ thống bảng tin ở các tổ dân phố (thôn, xóm), văn bản thông báo phát về các tổ trưởng (trưởng khu, trưởng thôn), hoặc loa truyền thanh...

Vài năm trở lại đây, nhờ ứng dụng CNTT, công dân trên một số địa bàn Hà Nội đang được hưởng tiện ích mới từ điện thoại di động mang tên “Công dân điện tử”. Khi đăng ký dịch vụ “Công dân điện tử”, các bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ UBND phường/xã với thương hiệu (brandname) eCONGDAN.

Từ thực tế triển khai dịch vụ, đại diện lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung (Q. Thanh Xuân – Hà Nội ) đánh giá: Đây sẽ là một kênh thông tin và truyền thông giúp cho việc giao tiếp giữa công dân với chính quyền phường nhanh chóng, thuận tiện hơn. Thông tin giải quyết các thủ tục hành chính, phục vụ các tổ chức và nhân dân thuận lợi, mang lại lợi ích cho toàn xã hội, ngoài ra còn tiết kiệm được các chi phí hành chính, thời gian.

Tiện ích cho cuộc sống bận rộn

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Sơn - cán bộ trực tiếp triển khai “Công dân điện tử” của UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết: hiện nay, dịch vụ đang được triển khai trên toàn địa bàn phường, thông tin được chuyển tới hộ dân, tới từng thành viên trong hộ một cách nhanh chóng và kịp thời. Nhiều hộ ở chung cư, nhà cửa đóng kín mít, loa phường không phải lúc nào cũng nghe được, nhiều người thì bận rộn chẳng để ý thông báo chúng tôi dán trên bảng tin, đến từng nhà thì bất tiện, nên dịch vụ này rất hữu ích.

Ông Vương Trọng Điệp - Tổ trưởng tổ 55B cho biết, chỉ với 3.000 đồng/tháng người dân có thể nắm bắt được nhiều vấn đề liên quan đến hộ gia đình mình mà chính quyền cũng không mất công, lãng phí giấy tờ, văn bản như trước, giúp tiết kiệm chi phí xã hội. Để sử dụng dịch vụ tiện ích này cũng rất đơn giản, bà con trong tổ chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ với tổ trưởng tổ dân phố.

Bác Ngô Quang Hưng (65 tuổi, cán bộ hưu trí sống tại tầng 12, nhà A1, chung cư 54 Hạ Đình) tự hào là một trong những công dân đầu tiên hưởng ứng sử dụng dịch vụ này chia sẻ: “Việc đơn giản nhất là biết thời gian, địa điểm lĩnh lương hưu. Trước đây các cụ cứ hỏi nhau loạn cả lên, rồi đội mưa đội nắng đi lấy nhưng có khi lại lủi thủi trở về vì chưa có tiền phát, hoặc đổi lịch, đổi chỗ… Bây giờ mất có 3.000 đồng/tháng, bằng uống một cốc trà đá, mà chủ động được mọi thông tin thì không gì tốt bằng”.

Dịch vụ hành chính công “Công dân điện tử” hiện đang được UBND các cấp phối hợp với VNPT Hà Nội triển khai trên toàn địa bàn thành phố. Dịch vụ ra đời là cơ sở kết nối với Chính phủ điện tử, giúp chính quyền gần gũi với dân hơn, đồng thời giúp giảm các thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội.

Hy vọng trong tương lai không xa, mỗi người dân thủ đô sẽ là các “Công dân điện tử” để sẵn sàng kết nối với “Chính phủ điện tử” hiện đại, văn minh.

Để biết thông tin chi tiết, xin liên hệ (04) 1080 hoặc Đội triển khai “Công dân điện tử”,  ĐT: 04.36577024/ 01236030999, truy  cập website: www.1080.vn.  

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trở thành “công dân điện tử” chỉ với 3.000 đồng/tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO