Trụ sở Tiếp công dân Trung ương: Phối hợp hiệu quả, giảm nhiệt khiếu kiện

Bình Minh| 27/09/2022 14:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Với sự vào cuộc phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, đặc biệt là Ban Tiếp công dân Trung ương, tình hình khiếu kiện của công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương giảm, tình trạng công dân khiếu kiện tập trung tại trung tâm thành phố, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương không nhiều; an ninh, trật tự cơ bản ổn định không có tình huống phức tạp.

Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tiếp 258 lượt đoàn khiếu kiện đông người

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiếp 2.502 lượt với 7.987 công dân đến trình bày 2.049 vụ việc, trong đó: Khiếu nại 1.076 việc; Tố cáo 264 việc và Kiến nghị, phản ánh 709 việc. Có 258 đoàn đông người đến trình bày 195 vụ việc, đa số là các vụ việc đã qua nhiều cấp xem xét, giải quyết, tuy nhiên công dân không đồng ý và tiếp khiếu. So với cùng kỳ năm 2021, số lượt tiếp tăng 38.32% (2.502/1.543), số lượt người tăng 49,20% (7.987/4.057), số vụ việc tăng 34,21% (2.049/1.348) và số lượt đoàn đông người tăng 49,22% (258/131).

Trụ sở Tiếp công dân Trung ương: Phối hợp hiệu quả, giảm nhiệt khiếu kiện - Ảnh 1.

Thanh tra tỉnh Lạng Sơn tiếp công dân từ cơ sở. (Ảnh: Bình Minh)

Riêng Ban Tiếp công dân Trung ương đã tiếp 1.681 lượt với 6.133 công dân đến trình bày 1.394 vụ việc (chiếm 66,57%), trong đó: Khiếu nại 735 việc; Tố cáo 219 việc và Kiến nghị, phản ánh 440 việc. Có 218 đoàn đông người đến trình bày 165 vụ việc. Báo cáo đề xuất xin ý kiến lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đối với 17 vụ việc.

Tính đến 17h ngày 15/9/2022 trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại tố cáo, phân loại vụ việc theo cơ quan tiếp dân cho thấy, Thanh tra Chính phủ tiếp 1394 việc; Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp 542 việc; Văn phòng Chính phủ tiếp 69 việc; Văn phòng Chủ tịch nước tiếp 24 việc; Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp 12 việc; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp 3 việc; Ban Nội chính Trung ương tiếp 3 việc và Văn phòng Trung ương Đảng tiếp 2 việc.

Đáng chú ý, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và TP.HCM có 258 lượt đoàn khiếu kiện đông người đến trình bày 195 vụ việc thuộc 38 tỉnh, thành phố. Tính đến cuối ngày 15/9/2022 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội còn 58 công dân khiếu kiện của 21 địa phương.

Kịp thời nắm bắt tình hình khiếu kiện đông người, xem xét xử lý đúng quy định

Trong những tháng đầu năm, do tình hình dịch COVID-19 còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp nhưng Trụ sở Tiếp công dân Trung ương nói chung và Ban Tiếp công dân Trung ương nói riêng đã tăng cường nghiên cứu, xử lý kịp thời các nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân.

Theo đánh giá chung của Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, tình hình khiếu kiện của công dân giảm, tình trạng công dân khiếu kiện tập trung tại trung tâm thành phố, Trụ sở các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương không nhiều; tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định không có tình huống phức tạp xảy ra.

Tuy nhiên, ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 trên cả nước được kiểm soát, nhất là thời gian diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31; Kỳ họp thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV; tình hình khiếu kiện của công dân phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhiều nhóm công dân khiếu kiện của các địa phương và các nhóm công dân khiếu kiện lưu trú dài ngày căng băng rôn, khẩu hiệu; có trường hợp kích động các công dân khiếu kiện... tập trung tại khu vực trung tâm hành chính Ba Đình, khu vực Trụ sở Tiếp công dân Trung ương và một số cơ quan Trung ương.

Trụ sở đã sớm xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản, tăng cường công tác tiếp công dân, phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, bảo vệ; chủ động liên hệ với UBND các tỉnh, thành phố có công dân khiếu kiện đông người, phức tạp tại Thủ đô Hà Nội, cử Tổ công tác phối hợp, vận động công dân trở về địa phương, tránh để các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng lôi kéo, tránh diễn biến phức tạp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhất là trong thời điểm diễn ra Kỳ họp thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV.

Địa phương cần thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở

Thời gian tới là thời gian chuẩn bị diễn ra Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, sẽ tiếp tục có nhiều đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp tập trung tại Hà Nội; một số đoàn đông người kết hợp với công dân đơn lẻ lưu trú dài ngày tại thành phố Hà Nội và TP.HCM tiếp tục khiếu kiện, phát sinh các khiếu kiện mới trong quá trình các địa phương triển khai thực hiện các dự án để đầu tư, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án ở Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố lớn khác.

Các vụ việc công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương sẽ là những vụ việc phức tạp, đã được các cấp, các ngành giải quyết và kiểm tra, rà soát; nhiều vụ việc đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Nhưng công dân không đồng ý và tiếp tục khiếu kiện đông người và chuyển sang tố cáo người có thẩm quyền giải quyết trong thời gian tới sẽ tăng.

Do đó, trong 3 tháng cuối năm 2022, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định, tập trung đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 6 của Trung ương; kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và các ngày lễ, Tết của đất nước. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương. 

Trụ sở Tiếp công dân Trung ương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở; phối hợp chặt chẽ với Trụ sở trong việc cử các Tổ công tác của địa phương để tiếp, vận động công dân trở về địa phương, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và trên địa bàn thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Đặc biệt là trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV.

Trụ sở Tiếp công dân Trung ương cũng kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để Trụ sở nói chung và Ban Tiếp công dân Trung ương nói riêng nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác kiểm tra tại địa phương có nhiều vụ việc đông người với sự tham gia của nhiều cơ quan Trung ương, nhằm tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan; kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương có công dân khiếu kiện đông người, dài ngày tại Hà Nội và TP.HCM.

Giao Ban Tiếp công dân Trung ương xây dựng các kế hoạch và phối hợp cùng các cơ quan Trung ương tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương có các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, và có công dân thường xuyên tập trung tại Hà Nội và TP.HCM.

Nghiên cứu xây dựng Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo nhằm xử lý trường hợp gây mất an ninh, trật tự nơi tiếp công dân, lợi dụng dân chủ trong khiếu nại, tố cáo, xúc phạm danh dự cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chỉ đạo Trung tâm Thông tin tiếp tục phối hợp, sớm khắc phục, nâng cấp Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo, đáp ứng các quy định mới.

Đối với các cơ quan phối hợp tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiếp dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương. Tăng cường công tác kiểm tra tại địa phương với sự tham gia của nhiều cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, nhằm tạo sự thống nhất giữa các cơ quan trong việc tiếp và trả lời công dân. Trọng tâm kiểm tra là những vụ việc phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn phát sinh "điểm nóng" để có cơ sở trả lời dứt điểm cho công dân.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định điều động, bổ nhiệm Tổng Giám đốc VTV
    Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Cùng dự lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và VTV.
  • Tạo "hệ sinh thái" KOL trẻ vì cộng đồng
    Sau hành trình của Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018, vượt ra ngoài khuôn khổ trận đấu, mỗi cầu thủ sau khi trở về đều trở thành niềm tự hào của quê hương, đồng thời truyền cảm hứng, nối ước mơ cho thế hệ trẻ. Cùng công thức ấy, liệu có thể áp dụng cho lĩnh vực chính trị-xã hội?
  • Chiến lược "4 Mới" - chìa khóa then chốt để khai phóng giá trị kinh doanh của nhà mạng
    Trước làn sóng chuyển đổi số thông minh, chiến lược "4 Mới" không chỉ đại diện cho nỗ lực đổi mới công nghệ mạng, mà còn là động lực quan trọng để không ngừng khai phóng giá trị kinh doanh của mạng.
  • Bưu điện ra quân vận động 150.000 người tham gia BHXH
    Phát huy khí thế của ngày ra quân, các Bưu điện trung tâm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thành mục tiêu, phấn đấu đến 31/12/2024 đạt được 15.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và 900.000 người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
  • ‏YouTube Shopping Affiliate ra mắt tại Việt Nam
    Ngày 2/11, YouTube chính thức ra mắt chương trình YouTube Shopping Affiliate tại Việt Nam, mở đầu hợp tác cùng Shopee. Chương trình này sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Trụ sở Tiếp công dân Trung ương: Phối hợp hiệu quả, giảm nhiệt khiếu kiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO