Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ trong cuộc chiến trí thông minh nhân tạo?

Trương Khánh Hợp| 01/08/2018 16:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Những nỗ lực của Trung Quốc hướng tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo của thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2025 vẫn chưa được kiểm chứng. Trong khi những nỗ lực của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ, tất cả đều nhờ vào Google và Microsoft, có một số lượng đáng kể những nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa 2 cường quốc này đã bị thu hẹp.

China set to leapfrog US in the AI race

Chỉ mới một năm kể từ khi TNW đưa tin về tuyên bố của Trung Quốc trong việc chuyển chiến lược quốc gia để giành vị trí đi đầu trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Trong thời gian đó Trung Quốc đã nâng cao chương trình nghị sự của mình lên một mức độ đáng ngạc nhiên, ít nhất là theo ý kiến của các chuyên gia.

Đại tướng lực lượng không quân VeraLinn “Dash” Jamieson, phó giám đốc cục tình báo, giám sát và trinh sát trên Không quân tại Lầu Năm Góc, phát biểu hôm thứ năm tuần trước tại một sự kiện quân sự. Bà trao đổi với những người tham dự rằng bà đang lo ngại Trung Quốc đang coi trọng trí thông minh nhân tạo một cách nghiêm túc hơn các quốc gia khác. Bà trích dẫn một thực tế rằng chi tiêu của Mỹ cho trí thông minh vào khoảng một vài tỷ USD, trong khi Trung Quốc còn đầu tư vào đó nhiều hơn nhiều. Bà cho biết: “Chúng tôi ước tính tổng chi tiêu cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc vào năm 2017 là 12 tỷ đô la. Chúng tôi cũng ước tính rằng nó sẽ tăng lên ít nhất 70 tỷ đô la vào năm 2020”.

Và Tiến sĩ Steven White, người đã lấy bằng tiến sĩ tại MIT và hiện đang giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, tin rằng người phương Tây có thể đã đánh giá thấp sự quyết tâm của Trung Quốc. Trả lời trong buổi phỏng vấn, ông cho biết: “Các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tư nhân và chính phủ đều làm việc cùng nhau trong một khu vực rộng lớn… Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Trung Quốc cam kết trở thành nhà lãnh đạo trong AI và Hoa Kỳ sẽ thua vì họ không có đủ tài nguyên”.

Nhưng một nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách về AI giữa Mỹ và Trung Quốc hơn là việc chi tiêu của Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta có khả năng đang theo dõi giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng công nghiệp, và về mặt lịch sử có nghĩa là những biến động chính vẫn đang ở trước mắt.

Trung tâm An ninh Mỹ mới gần đây đã xuất bản một nghiên cứu được tiến hành bởi Michael Horowitz, Elsa B. Kania, Gregory C. Allen và Paul Scharre, dự đoán ảnh hưởng của AI đối với cảnh quan địa chính trị trong tương lai gần. Theo nghiên cứu, Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ bằng cách sử dụng một chiến lược quen thuộc.

Trong năm cuối cùng của chính quyền Obama, Nhà Trắng đã hé lộ một số báo cáo được thiết kế để di chuyển Hoa Kỳ hướng tới một cách tiếp cận mạch lạc hơn với trí tuệ nhân tạo. Bao gồm các vấn đề khác nhau, từ quy định đến những vấn đề đổi mới, các báo cáo này đã thúc đẩy một loạt các cuộc hội thoại giữa các nhà khoa học và các quan chức chính phủ. Một số tác giả của báo cáo này đã lập luận rằng chiến lược AI của Trung Quốc phản ánh các nguyên tắc chính từ báo cáo của chính quyền Obama - giờ đây Trung Quốc đang áp dụng chúng, thay vì Hoa Kỳ”.

Thật không may, bất chấp những nỗ lực của quốc hội để bắt đầu cuộc hội thoại ở cấp quốc gia ở Mỹ, lãnh đạo hiện tại của Nhà Trắng dường như không quan tâm đến chiến lược theo kịp với Trung Quốc.

Nghiên cứu tiếp tục cho thấy rằng hội nghị thượng đỉnh tại Hoa Kỳ gần đây về AI là một bước đi đúng hướng, mặc dù một kế hoạch thực tế mới là điều cần thiết.

Ít nhất, một chiến lược quốc gia sẽ là một biểu tượng của Hoa Kỳ cam kết đối với sự đổi mới của AI, có thể đóng một vai trò trong việc đảm bảo Hoa Kỳ vẫn là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này.

Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng để cung cấp cho hàng trăm doanh nghiệp AI trong các khu công nghiệp chuyên dụng. Trung Quốc có các công ty cụ thể, các đối tác Trung Quốc với các doanh nghiệp của Mỹ như Google và Amazon, làm việc trên các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực AI. Và Trung Quốc đã điều chỉnh nền giáo dục để quốc gia có nhiều công nhân STEM hơn. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, Trung Quốc đã bắt buộc đối các doanh nghiệp và công dân để chia sẻ dữ liệu của họ với chính phủ - điều đó có giá trị hơn nhiều so với tiền bạc trong thế giới của AI.

Trong khi đó, ở Mỹ, chính quyền Trump đã tỏ ra không mấy quan tâm đến việc thảo luận về AI của đất nước của mình.

Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống máy học tập để xử lý các sắc thái của diễn ngôn ngoại giao quốc tế. Về cơ bản, Trung Quốc đang tự động hóa ngoại giao vào thời điểm khi mà chính phủ Mỹ tự xưng vương về là khả năng đàm phán của mình. Thế giới đang thay đổi.

Theo các chuyên gia, đất nước dẫn đầu trong AI sẽ có lợi thế trong hầu như mọi ngành và lĩnh vực. Theo Tướng Jamieson, "vị trí thứ hai cũng có thể là vị trí cuối cùng".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ trong cuộc chiến trí thông minh nhân tạo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO