Trung tâm dữ liệu “xanh” – Tiết kiệm và linh hoạt

04/11/2015 07:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Tại các doanh nghiệp và tổ chức lớn, Trung tâm dữ liệu (TTDL) tác động vào cả chi phí lẫn thời gian hoạt động của toàn bộ hệ thống. Liệu hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý TTDL của các đơn vị này có khả năng thích nghi nhanh chóng và dễ dàng với các hoạt động luôn luôn thay đổi? Ngày nay, điều đó không chỉ là vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT) mà còn là bài toán chi phí hiệu quả.

Giảm thiểu chi phí vận hành

Tại các doanh nghiệp và tổ chức lớn, Trung tâm dữ liệu (TTDL) tác động vào cả chi phí lẫn thời gian hoạt động của toàn bộ hệ thống. Liệu hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý TTDL của các đơn vị này có khả năng thích nghi nhanh chóng và dễ dàng với các hoạt động luôn luôn thay đổi? Ngày nay, điều đó không chỉ là vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT) mà còn là bài toán chi phí hiệu quả. TTDL ngày nay không đơn thuần chỉ được coi là những trung tâm tiêu tốn chi phí hoạt động mà chính bản thân chúng còn nắm giữ cả giá trị kinh doanh đối với doanh nghiệp. Vấn đề là làm thế để hạ tầng vật lý TTDL có thể nhanh chóng và dễ dàng thích ứng với công việc, nhằm luôn luôn tối ưu hóa giá trị kinh doanh của TTDL.

Việc tăng cường khả năng sử dụng năng lượng điện hiệu quả và bảo vệ thời gian vận hành của hệ thống đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc đối với nhữngtrung tâm dữ liệu. Không chỉ là “khoảng trắng” CNTT theo quan niệm truyền thống nữa, các TTDL hiện đại không chỉ giới hạn ở CNTT và thiết bị mà còn kết nối hạ tầng vật lý TTDL từ tủ rack đến hàng máy, phòng máy và cả tòa nhà. Tất cả các thành phần của hạ tầng cơ sở tác động trực tiếp đến việc vận hành hệ thống, hiệu quả và chi phí vận hành trung tâm dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp.

EcoBreeze có thể tự động chuyển từ chế độ khí trao đổi khí sang hệ thống làm mát gián tiếp bằng hơi nước để tối đa hóa các điều kiện điều hòa không khí cục bộ.

Hạ tầng vật lý TTDL tích hợp, bao gồm tất cả các phạm vị của TTDL (ví dụ: năng lượng, làm mát, bảo mật, hệ thống rack và hệ thống quản lý), có thể giúp thực hành tiết kiệm đáng kể trong suốt vòng đời trung tâm dữ liệu. Các tổ chức, doanh nghiệp cần hiểu rõ về những lợi ích của việc kết nối hạ tầng vật lý của trung tâm dữ liệu: khả năng liên vận hành, sự linh hoạt thực thụ của TTDL, giảm tối đa chí phí sở hữu, thiết kế nhanh chóng, triển khai dễ dàng và mức độ sẵn sàng cao của toàn bộ hệ thống. Với các ứng dụng cho tủ máy (rack), hàng máy, phòng máy và các ứng dụng cho tòa nhà thì lựa chọn về giải pháp làm mát trung tâm dữ liệu dường như không giới hạn. Ví dụ các thiết bị làm mát APC Inrow, bao gồm cả giải pháp làm mát bằng bơm dung môi làm lạnh, có thể giúp các khu vực thiết bị mật độ cao cảm đảm bảo hoạt động thông suốt một cách nhịp nhàng với khả năng làm lạnh tại nguồn sinh nhiệt. Vì lẽ đó mà các sản phẩm từng dành nhiều giải thuởng APC Inrow hiện diện trong các khu vực mật độ thiết bị dày đặc. Schneider Electric hiện nay đã phát triển một danh mục hệ thống làm mát hoàn chỉnh gồm có các sản phẩm điều hòa không khí chính xác, máy làm lạnh, thiết bị làm mát trung tâm dữ liệu mô-dun và công nghệ tiên tiến EcoBreeze với 2 chế độ tiết kiệm năng luợng

Hệ thống lưu điện MGE Galaxy 300 và tủ rack thông minh của APC by Schneider Electric

Trải rộng từ cấp độ tòa nhà xuống tới từng tủ rack, hệ thống tích hợp này là kiến trúc cốt lõi của giải pháp TTDL của Schneider Electric nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao nhất cho toàn bộ hệ thống. Đây cũng chính là phương thức nhanh nhất và dễ dàng nhất để đi từ khái niệm đến thực thi và cũng là nền tảng hạ tầng thích ứng, có khả năng mở rộng. Được áp dụng từ cấp độ tủ rack đến hàng máy, phòng máy và toàn bộ tòa nhà, kiến trúc mô đun với khả năng mở rộng này giúp giảm thời gian thiết kế, xây dựng và triển khai tới 60%, cho phép hệ thống CNTT theo kịp tốc độ phát triển kinh doanh. Nhờ đó, các đơn vị sẽ có một TTDL mang tính Kinh doanh sáng tạo – Hướng tới tương lai với khả năng luôn luôn thích ứng với các nhu cầu kinh doanh của mình. Cho dù sự tăng trưởng kinh doanh là tăng trưởng tự nhiên hay thông qua mua bán – sáp nhập, một TTDL mang tính Kinh doanh sáng tạo – Hướng tới tương lai có thể nhanh chóng thích ứng và mở rộng theo nhu cầu thực tế.

Ngoài việc cho phép hệ thống đạt mức 99,999% sẵn sàng để bảo vệ các hoạt động kinh doanh trọng yếu nhờ đạt mức độ sẵn sàng cao nhất cho hệ thống, TTDL của Schneider Electric còn giúp nâng cao lợi ích kinh tế của cơ sở hạ tầng thông qua thực thi tiết kiệm, được biểu hiện cụ thể qua: Giảm tổng chi phí vòng đời TTDL lên đến 13%; Giảm chi phí liên quan đến hạ tầng vật lý TTDL lên đến 30% trong vòng 10 năm; Giảm chi phí vốn (CapEx) ban đầu lên đến 10-20% nhờ thực hiện định cỡ TTDL hợp lý.

Định cỡ hợp lý cho TTDL 

Lợi ích kinh tế thực sự bắt đầu với kế hoạch thích hợp. Khi khu vực đặt TTDL và cấu hành rack không hoạt động thống nhất với nguồn, làm mát, phân phối điện năng và phân phối làm mát, kết quả thu được là năng lực TTDL yếu kém. Lên kế hoạch chính xác cho công suất hoạt động có thể giúp hạ chi phí bằng cách đảm bảo rằng TTDL hoạt động với công suất tối đa, giảm thiểu phần dung lượng bị lãng phí do không dùng đến.

Vấn đề đặt ra làm thế nào để đảm bảo được rằng hiệu năng hoạt động TTDL tốt nhất có thể và không lãng phí bất kỳ một nguồn lực nào có liên quan đến TTDL? Câu trả lời là hãy định cỡ cho đúng. Bộ phần mềm quản lý TTDL StruxureWare của Schneider Electric giúp các tổ chức, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể và chi tiết cho về hạ tầng vật lý TTDL của mình, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động với công suất tối đa, đồng thời bảo vệ được thời gian hoạt động cho toàn bộ hệ thống.

Kiến trúc mô đun hóa điện nguồn và làm mát

Việc thực hiện định cỡ đúng cho TTDL giúp giảm các chí phí vốn (CapEx) thông qua việc chủ đầu tư không phải chi trả các chi phí cho hạ tầng cơ sở lớn hơn nhu cầu sử dụng, đồng thời còn giúp thanh toán thực tế theo nhu cầu phát triển hạ tầng và kinh doanh nhằm đáp ứngcác yêu cầu của TTDL trong tương lai. Một trong những phát minh mới nhất của Schneider Electric về giải pháp điện nguồn đó là các thiết bị nguồn dạng mô-dun dành cho TTDL. Người dùng có thể trang bị thêm thiết bị điện nếu cần mà không phải mở rộng diện tích sàn. Hãng này còn cung cấp thêm thiết bị chuyển mạch, bảng điều khiển, biến áp, thiết bị phân phối nguồn (PDU) 3 pha dạng mô-dun và các sản phẩm thiết bị luu điện (UPS) đầu ngành. Với kinh nghiệm chuyên môn sẵn có, các giải pháp về nguồn Schneider Electric được cải tiến để triển khai dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ ý tuởng cho tới thiết kế.Ông Greg Harubin, Giám đốc Điều hành, Trung tâm Y tế Day Kimball Healthcare, cho biết: “Sáng kiến năng lượng và giải pháp làm mát của Schneider Electric với kiến trúc độc đáo và mô đun hóa của InfraStruxure đã đem đến mọi thứ chúng tôi mong muốn. Đây là một bước tiến vượt bậc về độ tin cậy của hệ thống cho tổ chức của chúng tôi. Nó giúp chúng tôi đạt được môi trường mà chúng tôi cần để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tối ưu cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo. Qua thời gian, nhu cầu cho TTDL của chúng tôi sẽ tăng lên, mặc dù vậy khả năng mô-đun hóa từ InfaStruxure sẽ giúp TTDL dễ dàng được điều chỉnh theo nhu cầu thực tế”.Dịch vụ Schneider Electric bao gồm việc đánh giá năng lượng, quản lý dự án, giám sát từ xa, hỗ trợ vận hành và lập kế hoạch để bao quát tổng thể từ hạ tầng cơ sở của tòa nhà đến khu vực CNTT.

Với hạ tầng vật lý TTDL tích hợp của Schneider Electric, việc định cỡ hợp lý và khả năng mở rộng hoàn toàn có thể thực hiện được đối với tất cả các cấu phần của TTDL, kể cả làm mát, để tối ưu hóa tiết kiệm chi phí vốn sở hữu cho hiện tại và tương lai.

Lợi ích kinh tế từ phương thức tiếp cận hệ thống hóa

Không phải tất cả các TTDL có cùng một yêu cầu ưu tiên. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên số một là tính sẵn sàng, linh hoạt và hiệu quả. Với các doanh nghiệp ứng dụng điện toán đám mây, ưu tiên với TTDL của họ là đáp ứng yêu cầu cao về nguồn, khả năng mở rộng quy mô và tiêu chuẩn hóa, tiếp đó mới đến khả năng đáp ứng mật độ cao, tính hiệu quả và tính sẵn sàng. Như vậy, không một thiết kế TTDL riêng lẻ nào có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu ưu tiên đó và chuẩn hóa TTDL phải được thực hiện ở nhiều dạng khác nhau. Trong khi đó, trước đây, trên 1/2 lượng năng lượng mà TTDL đòi hỏi bị tiêu tốn cho các thiết bị hỗ trợ chứ không phải là các thiết bị CNTT.

Một phương thức tiếp cận mang tính hệ thống hóa, hay có thể nói là mang tính kết cấu, trong việc thiết kế TTDL và thực hiện thay đổi có thể giúp thực hiện tiết kiệm một cách rõ rệt và đáng kể hơn nhiều so với việc phải đi chỉnh sửa hệ thống.

Các bước đã được kiểm chứng nhằm thực hành tiết kiệm chi phí

Năng lượng là chi phí tăng nhanh bậc nhất trong các chi phí hoạt động của TTDL. Dịch vụ quản lí năng lượng của Schneider Electric cho TTDL, bao gồm đánh giá năng lượng ban đầu và kiểm định toàn diện hệ thống, giúp tăng cường quản lý năng lượng và tiết kiệm chi phí năng lượng. Công cụ thẩm định EnergySTEP là một bước khởi đầu nhằm giảm thiểu chi phí năng lượng. Sau khi phân tích số liệu thu thập được tại hiện trường, một chuyên gia về quản lí năng lượng của Schneider Electric sẽ đề xuất:

- Các khu vực nơi có thể thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng ngay lập tức

- Các vấn đề về thiết kế, vận hành, hay bảo trì có ảnh hưởng mang tính nguy cơ cao đối với khả năng sẵn sàng của toàn bộ hệ thống

- Những khuyến nghị tốt nhất để cải thiện hiệu quả hoạt động và bảo vệ tính sẵn sàng cho hệ thống.

      Ví dụ, việc giảm tải về quản lý năng lượng là một cách tạm thời để tiết kiệm được 960 USD cho mỗi kW điện năng sử dụng, nhưng tiết kiệm về CapEx và OpEx lâu dài của hạ tầng cơ sở là không đáng kể. Ngược lại, việc thay đổi kết cấu thông qua hệ thống máy chủ hiệu năng cao cùng với triển khai hệ thống UPS đúng công suất và hiệu quả sẽ giúp giảm tới 13.300 USD chi phí CapEx đối với hạ tầng TTDL(thông qua việc giảm công suất thiết bị) và 6.600 USD chi phí OpEx của hạ tầng vật lý TTDL đối với cùng 1 kW điện tiêu thụ (nhờ giảm các chi phí vận hành như chi phí bảo dưỡng chẳng hạn).

       Bên cạnh đó, bí quyết để TTDL vận hành hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đó là phải có một phần mềm quản lý phù hợp. StruxureWare, phần mềm quản lý TTDL tương thích với các thiết bị của các nhà cung cấp thứ 3 có khả năng quan sát xuyên suốt hạ tầng cơ sở vật lý TTDL sẽ giúp người dùng nhận được những cảnh báo một cách kịp thời và ra quyết định phù hợp với công việc thực tế bất cứ lúc nào thay vì các quyết định cảm tính. Phần mềm, bao gồm khả năng quản lý cở sở hạ tầng thiết bị TTDL (DCIM), quản lý thiết bị TTDL (DCFM), giúp các nhà quản trị hiểu tuờng tận hon về xu huớng PUE/ DCiE qua nhiều giai đoạn, cho phép ra những quyết định sáng suốt để quản lý năng lượng.

       Bằng những giải pháp thích hợp, các tổ chức, doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế đáng kể từ hạ tầng vật lý TTDL nhờ tiết kiệm chi phí. Hướng tiếp cận của Schneider Electric giúp người dùng biến TTDL của mình thành một phần trọng yếu đối với công việc kinh doanh. Tại Việt Nam, rất nhiều các ngân hàng như Viet A Bank, Agribank, Sacombank, Lien Viet Post Bank, SCB, VIB Bank, Công ty Tài chính PPF... cũng đã sử dụng các sản phẩm và giải pháp về TTDL của Schneider Electric.

Mạnh Vỹ

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trung tâm dữ liệu “xanh” – Tiết kiệm và linh hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO