Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2021

T.H| 01/04/2021 16:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Hoạt động này nhằm khơi dậy và phát huy niềm đam mê đọc sách, chia sẻ những cuốn sách hay, những phương pháp đọc sách hiệu quả, các kế hoạch, biện pháp khuyến khích mọi người đọc sách để truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu đọc sách, văn hóa đọc trong xã hội và giới trẻ.

Sáng nay 31/3/2021, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2021.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2021 - Ảnh 1.

Nghi thức ấn nút phát động Cuộc thi

Ông Đinh Công Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã phát động cuộc thi, đồng thời nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của cuộc thi, kêu gọi các em sinh viên nhiệt tình tham gia hưởng ứng để "đạt được mục tiêu lan tỏa tình yêu đọc sách và có thật nhiều bài dự thi với nội dung thực sự chất lượng và sáng tạo mang phong cách của Đại học Văn hóa".

Thay mặt cho sinh viên của trường, em Bàn Thị Dương - Khoa Viết văn, Báo chí đã bày tỏ: "Với em, đọc sách không chỉ đơn thuần là một thói quen, một hoạt động cần duy trì mỗi ngày, mà đọc sách còn là một trong những kĩ năng sống của thế hệ trẻ thời đại 4.0. Mỗi cuốn sách đều là sự kết tinh to lớn về tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của những người tạo ra cuốn sách đó...

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc sẽ là không gian chia sẻ đích thực, bổ ích, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc đọc sách đối với bản thân và cuộc sống, để từ đó nâng cao ý thức, sự tự giác trong việc đọc, góp phần hình thành một nền văn hóa đọc "chất lượng" mang bản sắc Việt Nam".

Tại buổi lễ, ông Phạm Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã qua 02 mùa thi thu hút gần 2 triệu lượt học sinh, sinh viên trên toàn quốc tham gia. Năm 2021, sau hơn một tháng triển khai đã có Bộ Công an, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 55 tỉnh thành phố và gần 20 trường đại học, học viện đăng ký tham gia tổ chức vòng Sơ khảo Cuộc thi.

"Điều đó chứng tỏ rằng, văn hóa đọc vẫn đang được nuôi dưỡng, lan tỏa và phát triển rộng khắp trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các em học sinh, sinh viên, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng"- Ông Hùng khẳng định.

Đồng thời, Vụ trưởng cũng mong muốn rằng, sau Lễ phát động, các em sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ khơi dậy và phát huy niềm đam mê đọc sách, tích cực nghiên cứu thể lệ cuộc thi, chia sẻ những cuốn sách hay, những phương pháp đọc sách hiệu quả, các kế hoạch, biện pháp khuyến khích mọi người đọc sách để truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu đọc sách, văn hóa đọc trong xã hội và giới trẻ.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2021 - Ảnh 2.

Tọa đàm về đọc sách

Trong khuôn khổ Lễ phát động cũng diễn ra chương trình tọa đàm của diễn giả Nguyễn Quốc Vương về vai trò, ý nghĩa và phương pháp đọc sách; giao lưu giữa Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 Đặng Phương Nam - sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân với các bạn sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO